Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu ăn cá thu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
- Bà bầu ăn quả lựu có tác dụng gì?
- Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai hay không?
- Bà bầu có nên ăn sữa chua 3 tháng đầu không?
- 10 loại thực phẩm giải nhiệt cho bà bầu tốt nhất bạn không nên bỏ qua
- Bà bầu ăn rau ngót khi mang thai cần lưu ý những gì?
Ăn nhiều rau ngót sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ. Bên cạnh tác hại gây sảy thai từ việc uống nước rau ngót tươi, cách sử dụng rau ngót này còn khiến mẹ bầu mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng cần phải đun sôi, nấu chín để phòng tránh những tác hại không mong muốn.
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Table of Contents
Bà bầu ăn rau ngót có ảnh hưởng gì tới mẹ bầu và thai nhi?
Tuy có rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng đối với các mẹ bầu, rau ngót cũng ẩn chứa những nguy hiểm cần tránh sau đây:
- + Ăn rau ngót sẽ gây sảy thai. Tuy rằng cho đến thời điểm này, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh ăn rau ngót sẽ gây sảy thai ở các mẹ bầu, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi mẹ bầu ăn rau ngót không phải không tồn tại. Trong rau ngót có chứa hàm lượng lớn papaverin – chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, rất có hại cho cơ thể của phụ nữ mang thai.
- + theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, nạo phá thai thường uống nước rau ngót để chữa sót rau nhau. Chỉ cần uống khoảng 100 ml nước rau ngót tươi, khoảng 15 đến 20 phút sau, rau nhau sẽ ra.
- + Ăn rau ngót sẽ làm cản trở sự hấp thụ canxi và photpho. Glucocorticoid – kết quả của quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót – Có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho có trong chính thành phần của rau ngót hoặc trong những thực phẩm ăn kèm khác.
- + Ăn nhiều rau ngót sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ. Bên cạnh tác hại gây sảy thai từ việc uống nước rau ngót tươi, cách sử dụng rau ngót này còn khiến mẹ bầu mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng cần phải đun sôi, nấu chín để phòng tránh những tác hại không mong muốn.
Mẹ bầu mang thai trong ba tháng đầu đặc biệt không nên ăn rau ngót bởi nhiều ý kiến cho rằng, ăn rau ngót trong thời điểm này sẽ khiến mẹ bị sảy thai. Nhưng mẹ bầu tháng thứ 6 ăn rau ngót không bị ảnh hưởng nặng nề như vậy. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mẹ bầu vẫn nên hạn chế sử dụng rau ngót, đặc biệt không được dùng rau ngót tươi mà thay vào đó, mẹ hãy nấu chín để phòng nguy cơ sảy thai. Mẹ cần lưu ý chọn loai rau sạch, tươi để tránh ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, trong thời kì này, mẹ cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để thai nhi phát triển khoẻ mạnh nhé!
Các loại rau bà bầu không nên ăn khi mang thai
+ Rau sam: Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao và đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Nhưng đối với người đang mang thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam, vì rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và làm gia tăng tần suất co bóp ở tử cung, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
+ Ngải cứu: Ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, và tính hơi ấm nên có tác dụng tốt trong việc làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng. Nếu sử dụng ngải cứu một cách khoa học thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai, nhưng nếu lạm dụng ngải cứu nhiều, đặc biệt là trong vòng 3 tháng đầu thai kì, thì có thể dẫn đến hiện tượng ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.
+ Rau má: Rau má rất ngon và bổ, có thể luộc để ăn hoặc ép nước uống mùa hè rất mát. Tuy nhiên, các bà bầu nên cẩn thận khi ăn hay uống nước rau má, bởi vì nước ép từ rau má sống có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn nếu quá trình ngâm rửa không đảm bảo. Hơn nữa, ăn quá nhiều rau má có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, thậm chí phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn nhiều rau má.
+ Rau răm: Là loại rau có vị cay nồng, mùi thơm hắc, và tính ấm. Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong ba tháng đầu thai kỳ hay ba tháng cuối thai kì sẽ khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
Các loại rau củ tốt cho bà bầu
- + Rau xanh: Rau bina, rau cỏ cà ri, rau cải và rau diếp cá là những loại rau xanh giàu folate và canxi. Các loại thực phẩm này có tác dụng giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở bé và góp phần hình thành hệ thần kinh cho thai nhi.
- + Cà chua: Trong quả cà chua chứa một hàm lượng vitamin C và sắt rất cao, nhằm giúp các bà bầu giảm stress và chống lão hóa.
- + Đậu xanh: Đậu xanh rất giàu protein và vitamin K, giúp cho xương chắc khỏe, và thai nhi phát triển nhanh chóng, đặc biệt vào ba tháng cuối thai kỳ. Đậu xanh cũng chứa khá nhiều protein từ thực vật, giúp giảm mệt mỏi cho bà bầu trong suốt thai kỳ.
- + Củ cải đường: Trong củ cải đường cũng rất giàu axit folic, vitamin C và sắt. Thường xuyên ăn củ cải đường còn giúp các bà bầu loại bỏ độc tố trong cơ thể, giúp gan luôn khỏe mạnh.
- + Khoai lang: Khoai lang rất giàu Vitamin A, kali, chất xơ và sắt, giúp bà bầu lợi sữa sau sinh và chống táo bón. Chất sắt có trong khoai lang còn hỗ trợ thai nhi phát triển và ngăn ngừa tình trạng ốm nghén khi mang thai.
- + Súp lơ xanh: Súp lơ xanh là một trong những loại thực phẩm giầu chất dinh dưỡng nhất cho bà bầu. Trong súp lơ xanh có chứa nhiều chất canxi, chất folate, chất xơ, chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng, giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và em bé trong thai kỳ.
Chủ đề ẩm thực : Cách pha nước chấm / Cách pha nước mắm chua ngọt / Cách nấu Cháo ghẹ / Cách nấu cháo ếch / Cách làm mắm tép
‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t