Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai hay không? Ở 3 tháng cuối thai kỳ, dứa là một trong những loại trái cây nằm trong danh sách bà bầu nên ăn để nhanh chuyển dạ, vượt cạn thành công. Các vitamin và dưỡng chất trong trái dứa cung cấp cho mẹ bầu nhiều năng lượng, tăng sức đề kháng. Lúc này, bromelain sẽ giúp làm mềm khung xương chậu để ca sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Do đó, từ tuần thai thứ 38 trở đi bà bầu nên ăn dứa để hỗ trợ quá trình sinh nở. Chị em có thể ăn dứa tươi, uống nước ép dứa hoặc ăn các món ăn chế biến từ dứa (sườn heo sốt dứa, canh dứa mực, vịt om dứa…) để thay đổi khẩu vị.
Có thể bạn quan tâm:
- Sinh con 2021 tuổi Canh Tý tháng nào tốt nhất?
- Đặt tên cho con trai 2021: 50 cái tên bé trai 2021 hợp mệnh thổ nhất
- Đặt tên con gái 2021 phù hợp mệnh thổ tuổi Canh tý
- Tư vấn đặt tên cho con 2021 theo tử vi khoa học hợp mệnh Thổ
- Đặt tên con trai mệnh Mộc như thế nào tốt nhất?
- Bà bầu ăn dứa có dễ chuyển dạ? bà bầu nên ăn dứa từ tuần thứ mấy?
- Bà bầu có nên ăn cà muối không?
- Bà bầu có nên ăn sữa chua 3 tháng đầu không?
- Canh chua cá chép cho bà bầu nấu thế nào ngon nhất?
- Bà bầu có ăn được cà dĩa không? Bà bầu ăn cà chấm mắm tôm có tốt không?
- Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đúng chuẩn tốt cho mẹ & thai nhi
- 10 loại thực phẩm giải nhiệt cho bà bầu tốt nhất bạn không nên bỏ qua
Với thắc mắc “Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai hay không?” thì lời khuyên từ chuyên gia y tế là mẹ nên bắt đầu vào những tuần cuối của thai kỳ, tốt nhất là trước khi bé chào đời 2 – 3 tuần. Bà bầu ăn quá nhiều dứa có thể sảy thai do dứa làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay.
Tìm hiểu các dưỡng chất từ dứa
Quả dứa (tên khoa học là Ananas comosus) là một trong những loại trái cây nhiệt đới phổ biến nhất trên thế giới. Dứa rất giàu các dưỡng chất, chẳng hạn như vitamin C, mangan, đồng và folate. Dứa cũng là nguồn chứa hợp chất thực vật bromelain duy nhất, cực kì có lợi cho sức khỏe, có thể kể đến như giúp tăng cường chức năng miễn dịch, phòng chống ung thư, làm lành vết thương và tốt cho sức khỏe đường ruột.
- Carbohydrate trong dứa chủ yếu là đường đơn, gồm có sucrose, fructose và glucose, trong đó còn chứa cả chất xơ.
- Chất xơ Trung bình một cốc dứa chứa 2 gam chất xơ, trong đó có đến 99% là chất xơ không hòa tan, và chủ yếu ở dạng cellulose, hemicellulose và pectin
- Các vitamin và khoáng chất: Dứa là một loại trái cây rất dồi dào vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và mangan. Một cốc dứa cung cấp 132% nhu cầu vitamin C hàng ngày và 76% nhu cầu mangan hàng ngày.
- Vitamin C: là một chất chống oxy hóa giúp cho làn da được khỏe mạnh và góp phần cải thiện chức năng miễn dịch
- Mangan: là một loại khoáng vi lượng thiết yếu thường có nhiều trong trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
- Đồng: cũng là một loại khoáng vi lượng thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Nó là yếu tố đồng tạo ra các tế bào hồng cầu.
- Folate (B9): thuộc họ vitamin B, cần thiết cho sự phát triển mô và đảm bảo cho các tế bào hoạt động bình thường, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai
Dứa ngon hơn khi ăn tươi nhưng cũng có thể được dùng làm nước ép, sấy khô, đóng hộp, hoặc bổ sung thêm vào món ăn khi chế biến. Vỏ dứa sần sùi và có mắt (gọi là mắt dứa). Dứa được hình thành và phát triển từ một cụm quả liên kết với nhau quanh một lõi xơ ở giữa. Trong quá trình chín, ruột dứa chuyển từ màu trắng sang màu vàng, có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng.
Tác dụng của dứa đối với bà bầu
Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng việc ăn dứa có thể gây sảy thai. Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh hay làm rõ việc này. Hơn nữa, lượng bromelain trong dứa không đáng kể, mẹ bầu phải ăn ít nhất 7 quả dứa mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch: Dứa chứa vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, chất bromelain trong dứa cũng có tác dụng chống lại những triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nếu đang bị cảm lạnh hoặc đau họng, mẹ bầu có thể thử một miếng dứa.
- Giúp xương chắc khỏe: Dứa chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết.
- Ngăn ngừa táo bón: Là một loại trái cây, dứa chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu khi mang thai. Thêm nữa, lượng bromelain trong dứa có tác dụng phân hủy protein, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
- Giảm ốm nghén: Trong một số trường hợp, ăn thơm có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng nghén khi mang thai.
100% lượng vitamin và khoáng chất phụ nữ cần đều được dứa cung cấp đủ. Vì vậy, thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bỏ qua loại quả “chất lượng” này trong thai kỳ của mình. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời. Với thắc mắc “bà bầu tháng thứ mấy được ăn dứa” thì lời khuyên từ chuyên gia y tế là mẹ nên bắt đầu vào những tuần cuối của thai kỳ, tốt nhất là trước khi bé chào đời 2 – 3 tuần.
Bà bầu có nên ăn dứa 3 tháng đầu?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dứa giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu. Tuy vậy, trao đổi với phóng viên, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, không phải ai ăn dứa cũng tốt như
- Bà bầu ăn quá nhiều dứa có thể sảy thai: do dứa làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.
- Người bị bệnh dạ dày: PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
- Người thừa cân béo phì: Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.
- Người đái tháo đường: người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
- Người huyết áp cao: Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Bà bầu ăn dứa có dễ chuyển dạ?
Việc bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể mẹ bầu rất quan trọng nhằm giúp cả người đang mang thai và thai nhi được khỏe mạnh. Trong đó, dứa có những ích lợi đối với cơ thể người đang mang thai nên chị em phụ nữ cần bổ sung loại trái cây này trong thực đơn ăn uống của mình một cách hợp lý nhất.
Theo như mẹ em nói, ăn dứa tươi hoặc nước ép dứa tươi có nhiều dưỡng chất lắm. Điển hình nhất phải kể tới chất bromelain trong dứa tươi có tác dụng làm mềm tử cung. Chính vì điều này mà việc các bà bầu ăn dứa hoặc uống nước ép dứa tươi được biết đến như là một liều thuốc tự nhiên để giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Liều thuốc này đặc biệt cần thiết với những bà bầu đã quá ngày sinh nở.
Trước đây khi sinh Ben, chẳng hiểu sao em cũng bị sinh quá tận 10 ngày lận. Điều này làm cho em cực kỳ lo lắng. Vì sợ cạn ối, suốt ngày em phải đi siêu âm và đến bác sĩ thăm khám. Nhưng rồi, vị bác sĩ ở phòng khám này cũng đã bảo em uống thật nhiều nước dứa để có thể gây co thắt tử cung.
Và quả thật về nhà em tích cực ăn dứa, uống nước dứa ép. Em ăn tận 5 quả dứa/ ngày và đã thấy có dấu hiệu của sự chuyển dạ. Sau đó em vào viện và được sinh thường. Con khỏe, mẹ khỏe rất okie các mẹ à. Khi ở phòng chờ sinh, em cũng đã truyền lời mách nước của bác sĩ nọ cho một vài bà bầu cùng phòng thì cũng thấy có chuyển biến. Đáng kể nhất phải kể tới bà bầu đã vào viện nằm chờ sinh trước em 2 tuần, vậy mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh nở.
Em cũng mách nước uống nhiều nước dứa để làm co thắt và mềm tử cung. Kết quả là những cơn co của chị ấy cũng xuất hiện và chị ấy bước vào bàn sinh cùng thời điểm với em luôn. Cho mãi tận tới bây giờ, khi con đã được hơn 1 tuổi, thi thoảng em vẫn chia sẻ bí quyết dễ đẻ hơn chỉ bằng việc uống nước dứa cho những bà bầu cuối thai kỳ. Vì thế, nếu bà bầu nào đọc được bài viết này, tháng cuối thai kỳ nếu muốn dễ sinh tự nhiên thì hãy thử áp dụng thêm biện pháp này xem sao nhé.
Mẹ bầu ăn dứa khi mang thai cần lưu ý gì
Giống như những loại thực phẩm khác, việc ăn quá nhiều dứa sẽ không mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn mà sẽ gây ra những tác dụng ngược. Bổ sung quá nhiều vitamin C từ dứa là nguyên nhân gây tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc.
Dứa có thể khiến các bà bầu bị dị ứng. Hiện tượng này xuất phát từ phản ứng của cơ thể bà bầu với protein chứa trong dứa. Nếu khi ăn dứa xong, người phụ nữ đang mang thai mắc phải các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, ngứa toàn thân, tê lưỡi, khó thở… laf do đã dị ứng với dứa.
Nhóm phụ nữ mang thai mắc bệnh về dạ dày hoặc từng bị chấn thương liên quan đến gãy xương lại nên hạn chế ăn dứa. Vì trong dứa chiều một lượng axit mạnh nên ăn nhiều ảnh hưởng đến thành dạ dày, dễ gây tiêu chảy không tốt cho sức khỏe của thai nhi đồng thời chất này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
Bromelain trong dứa tuy không đủ để gây ra cơn co thắt tử cung nhưng nếu ăn nhiều vẫn có thể gây rát lưỡi, thậm chí nhiều trường hợp dị ứng gây phát ban, khó thở. Khi ăn dứa, mẹ bầu cũng nên bỏ qua phần lõi dứa vì chúng có thể hình thành những búi sơ trong thành ruột.
Chủ đề ẩm thực : Cách pha nước chấm / Cách pha nước mắm chua ngọt / Cách nấu Cháo ghẹ / Cách nấu cháo ếch / Cách làm mắm tép
‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t