Có thể bạn quan tâm:
- Cách nấu cháo trai cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi ăn dặm
- Tổng hợp 30 món cháo tôm cho bé ăn dặm ngon nhất
- Cách làm món gà hấp xì dầu ngon nhất tháng 10 2021
- Địa chỉ xét nghiệm gan nhiễm mỡ ở đâu tốt nhất tháng 10 2021
- Cháo cá thu cho bé ăn dặm nấu với rau gì ngon nhất?
Table of Contents
Hướng dẫn cách làm món gà hấp muối sả
Các bạn nên chọn gà mái để hấp muối sả vì thịt gà mái béo hơn thịt gà trống nên được chị em ưa dùng hơn. Chị em nên chọn những con mào đỏ tươi, chân vàng, lông mượt, lỗ chân lông nhỏ. Dùng tay ấn nhẹ vào ức gà thấy ức đầy, bấm nhẹ phía dưới ức thấy xương mềm là gà mái non. Tránh chọn những con gà chân cứng, đóng vẩy, lông xù, lỗ chân lông to, cổ nhỏ, da trắng, xám, nổi nhiều vết sần, hậu môn to vì chúng là gà mái già, đã đẻ nhiều trứng lắm rồi đấy.
- + Nguyên liệu: Gà 1,5 kg, Muối hạt 500g, Sả 200g, Rượu trắng 30ml, Chanh 01 quả + 01 nắm lá chanh, Gia vị gừng, ớt, tiêu, bột ngọt, hành khô, hạt nêm
- + Dụng cụ để hấp gà muối sả: Nồi lớn kín hơi dùng để hấp gà, Vỉ ngăn cách
- + Bước 1: Gà làm sạch. Khử mùi thịt gà bằng cách ngâm gà trong nước có pha rượu trắng, gừng và một ít muối trong khoảng 03 đến 05 phút. Gà ngâm khử mùi xong vớt ra để ráo nước chuẩn bị đưa vào hấp muối sả. Sả rửa sạch, cắt khúc từ 5cm – 10 cm; phần lá giữ nguyên, phần củ thì đập dập để sả dễ phai mùi. Lá chanh rửa sạch để nguyên lá. Gừng, ớt tươi thái lát chỉ. Chanh lấy nước cốt.
- + Bước 2: Trộn gia vị ướp gà 4 muỗng ăn sả băm nhuyễn, 01 ít lá chanh băm nhỏ, hành khô băm nhuyễn, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê bột ngọt, thìa tiêu. Sau khi trộn đều các gia vị trên chúng ta xát đều lên gà và để từ 15 đến 20 phút để gà ngấm gia vị.
- + Bước 3: Muối hạt dải đều ở đáy nồi hấp khoảng 1,0 đến 1,5cm. Lần lượt lót sả đều trên lớp muối. Lá chanh thái chỉ và gừng thái chỉ trộn đều và dãi trên lớp sả. Đặt lớp vỉ hấp.
- + Bước 4: Ta có thể dùng một ít sả đập dập trộn đều với gừng và là chanh thái chỉ cuộn đều nhét vào trong bụng gà để hương vị sả, chanh, gừng thấm từ bên trong ra. Đặt gà vào trong nồi hấp, đậy nắp kín và bắt đầu bỏ nên bếp dun nóng nồi hấp. lưu ý trong quá trình hấp nồi hơi phải kín, bếp đun đến khi nồi đủ nóng thì giảm bớt lửa và duy trì lửa ở mức nhỏ vừa phải để gà chín đều và thấm hương vị. Thời gian hấp từ 30 phút đến 45 phút tùy loại gà non hay không.
- + Bước 5: Khi gà chín, cho gà ra khay, chặt gà thành miếng vừa ăn sắp xếp vào đĩa ăn sau đó dải lá chanh thái chỉ lên trên dĩa gà.
Cách làm muối chấm gà hấp cực ngon
- + Nguyên liệu: 1 quả chanh, 1 thìa muối trắng, 1/2 thìa đường và 1/3 thìa mì chính, 3 lá chanh, 1 quả ớt, 1 dụng cụ bào vỏ chanh
- + Thực hiện: Muối, đường, mì chính trộn đều. Sau đó, dùng dụng cụ bào vỏ để bào phần vỏ màu xanh phía ngoài. Lá chanh và ớt quả tươi rửa sạch, sau đó thái chỉ rồi thái vụn nhỏ. Trộn đều các gia vị này vào đĩa muối, vắt nước cốt chanh vào và khuấy đều cho muối chanh tan, quyện cùng nhau. Cho lá chanh và ớt vào là bạn đã có đĩa muối chanh ớt thơm lừng hấp dẫn. Món gà luộc ngon nhiều hay ít một phần phụ thuộc vào gia vị chấm.
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà hấp
Theo báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới, thì bên cạnh có thành phần dinh dưỡng đa dạng với những hợp chất như: albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa.
Trong Đông y, thì thịt gà là loại thực phẩm có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh nên được coi là nguyên liệu rất tốt trong việc khôi phục sức khỏe cho những người ốm. Bên cạnh đó, loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận.
Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ phong, với những món ăn như gà hầm cùng các loại thảo dược táo tàu, kỷ tử, hải sâm, nhãn nhục, hoài sơn… hoặc nhồi cam thảo và ngải cứu vào gà ác.
Những người bị bệnh gì không nên ăn thịt gà
- + Người bị sỏi thận: Khi bị bệnh sỏi thận, bạn cũng nên tránh xa hoặc kiêng ăn loại thịt thơm ngon này. Bởi đây là loại thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi.
- + Người bị xơ gan: Những người đang mắc bệnh xơ gan cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng hơn, điển hình là thịt gà. Do đây là loại thực phẩm có tính nóng nên sẽ trợ thấp nhiệt, làm cho chứng thấp nhiệt ở gan nặng thêm, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu.
- + Người bị thủy đậu: Khi bị bệnh thủy đậu, ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng đóng vai trò hết sức phải chú ý. Theo đó người bị thủy đậu cần kiêng không nên ăn thịt gà, đặc biệt là da gà vì có thể gây ngứa ở những nốt thủy đậu và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
Chủ đề ẩm thực : Cách pha nước chấm / Cách pha nước mắm chua ngọt / Cách nấu Cháo ghẹ / Cách nấu cháo ếch / Cách làm mắm tép
Tags: gà hấp muối sả, cách làm gà hấp muối, gà hấp muối bằng nồi cơm điện, gà hấp sả, gà hấp muối bằng nồi áp suất
‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t