Có thể bạn quan tâm:
- Cách nấu cháo trai cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi ăn dặm
- Tổng hợp 30 món cháo tôm cho bé ăn dặm ngon nhất
- Cách làm món gà hấp xì dầu ngon nhất tháng 10 2021
- Địa chỉ xét nghiệm gan nhiễm mỡ ở đâu tốt nhất tháng 10 2021
- Cháo cá thu cho bé ăn dặm nấu với rau gì ngon nhất?
Cách nấu bún mọc móng giò với chân giò, dọc mùng không chỉ hấp dẫn, ngon miệng mà còn giúp bạn khởi đầu ngày mới với đầy đủ năng lượng cần thiết. Để nấu chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện theo các bước làm của chúng tôi như sau.
Bún mọc là gì? Nấu bún mọc cần những nguyên liệu nào?
Bún mọc hay là bún mộc, Bún mộc là một món bún nước có gốc miền Bắc Việt Nam hoàn toàn. Và từ “mộc” đi sau từ bún là từ chuyên dùng mà người Bắc hay dùng để chỉ cho loại thịt heo nạc đã quết nhuyễn mịn để từ đó làm thành món giò lụa hay giò quế (chả giò, chả quế).
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muống, chuối, mắm tôm, ớt thái lát, satế, hành, ngò, chanh.
Nguyên liệu để nấu bún mọc giò heo cho bữa sáng
- + Chân giò heo (cả thịt cả móng): 0,8 – 1 kg
- + Giò sống: 200 gram
- + Cà chua: 3 quả
- + Bún rối: 700 gram
- + Mộc nhĩ: 3 – 4 cái
- + Dọc mùng: 2 cây
- + Nguyên liệu khác: hành tím (1 củ), hành tươi, rau thơm, me chua (1 quả)
- + Gia vị cần có: Dấm, bột nêm, bột canh, mì chính, hạt tiêu, nước mắm, dầu ăn…
Cách nấu bún mọc giò heo kiểu miền Bắc chuẩn vị nhất
Bước 1: Chuẩn bị chân giò
- + Rửa sạch chân giò rồi chặt đôi là hai phần thịt và sú. Phần thịt chân giò, bạn dùng dao lọc và rút xương khỏi thịt. Rút xương xong, dùng chỉ thực phẩm bó chân giò lại thành miếng thịt tròn – dài.
- + Phần sú giò, bạn đem rửa kỹ, đập bỏ phần móng cho long hẳn ra ngoài. Làm xong, rửa kỹ sú giò với nước muối pha loãng và một chút dấm để loại bỏ mùi hôi. Cuối cùng, bạn chặt chân giò và xương rút ở thịt thành các miếng vừa ăn.
Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác
- + Mộc nhĩ: Đem ngâm nở rồi rửa sạch lớp bột trắng bám ở các tai. Cắt bỏ chân mộc nhĩ sau đó thái sợi rồi băm thật nhỏ.
- + Giò sống: Trộn đều với mộc nhĩ đã băm + ½ thìa cafe hạt tiêu + ½ thìa cafe hạt nêm. Phết kỹ để các nguyên liệu được quện và giò mịn. Làm xong, bạn viên giò thành những viên tròn nhỏ vừa ăn.
- + Bún rối: Đun một nồi nước sôi sau đó cho bún vào chần. Chần bún xong, bạn vớt bún ra rổ sạch và vẩy cho tới khi bún ráo nước. Để riêng bún đã chần ra đĩa.
- + Các loại rau khác: Cà chua đem rửa sạch rồi bổ múi cau. Hành tươi nhặt bỏ bẹ úa, cắt rễ rồi thái nhỏ. Hành tím đập dập băm nhỏ. Rau thơm rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loãng để loại bỏ trứng, sâu.
- + Dọc mùng: Tước bỏ lớp vỏ xanh thẫm bên ngoài. Tước đến đâu, bạn thái vát thành khúc dài từ 5 – 7 cm rồi ngâm vào chậu nước muối loãng. Tiếp đến, đun sôi khoảng 300 ml nước lọc có pha chút muối. Nước sôi, thả dọc mùng vào chần khoảng 2 – 3 phút cho chín rồi nhanh chóng vớt ra, để ráo.
Bước 3: Nấu nước dùng bún mọc
- + Cho sú giò và xương vào nồi và đổ chừng 2 lít nước. Bắc nồi lên bếp và ninh sú với ngọn lửa vừa phải. Khi ninh, bạn thường xuyên hớt bọt để nước được trong. Ninh sú giò trong thời gian từ 30 – 45 phút.
- + Khi nồi nước xương bắt đầu sôi, bạn thả phần thịt chân giò vào luộc cùng. Thịt chân giò chín, nhanh chóng vớt ra và nhúng vào tô nước lạnh để thịt được trắng, ngon hơn. Cuối cùng chờ cho thịt nguội, bạn thái thịt thành các lát mỏng.
- + Phi thơm hành khô cùng 1 – 2 thìa cafe dầu ăn. Khi hành khô đã thơm vàng, cho tiếp cà chua vào xào chung rồi đến me đã cạo vỏ. Chờ cho tới khi nước dùng được, bạn trút toàn bộ hỗn hợp này vào nồi nước dùng.
- + Đun sôi trở lại nồi nước dùng. Nước sôi, thả các viên mọc đã viên vào nồi. Đun nồi nước dùng cho tới khi các viên mọc bắt đầu nổi lên trên mặt nước tức là mọc đã chín, nước dùng của bạn đã được. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
Bước 4: Thưởng thức bún mọc
- + Gắp một lượng bún vừa phải ra tô.
- + Bày lên trên bát bún hành lá, thịt chân giò và dọc mùng. Tiếp theo, bạn múc vừa phải mọc, sú rồi chế nước dùng vào bát.
- + Thưởng thức bún mọc chân giò, bạn có thể ăn kèm với tương ớt, mắm tôm, các loại rau thơm, rau sống… để làm tăng mùi vị. Bún mọc chân giò nên được thưởng thức nóng hổi, nếu để nguội sẽ không còn ngon nữa.
Bên cạnh công thức nấu bún mọc sườn măng, cách nấu bún mọc chân giò cũng là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong thực đơn bữa sáng. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại trổ tài món ngon này để cả gia đình cùng được thưởng thức nhé. Chuyên mục món ngon bữa sáng chúc các bạn ngon miệng với món bún mọc móng giò.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách nấu bún riêu cua ngon đậm đà đúng chuẩn ngoài quán
- Học cách nấu Bún thang Hà Nội ăn ở nhà cũng ngon chẳng khác gì ngoài quán
- Bí quyết làm món bún bò Huế ngon cho bữa sáng của cả nhà
- Tổng hợp các món từ móng giò ngon ăn mãi không ngán cho các mẹ bỉm sữa
- Tổng hợp 30 cách nấu cháo ăn dặm cho bé được quan tâm nhất 2021
Chủ đề ẩm thực : Cách pha nước chấm / Cách pha nước mắm chua ngọt / Cách nấu Cháo ghẹ / Cách nấu cháo ếch / Cách làm mắm tép
‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t