Saturday, March 25, 2023
Home Wiki Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu theo...

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu theo các tuần

0
87

Có thể bạn quan tâm:

  1. Bà bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót có sao không?
  2. Bà bầu có ăn được cà dĩa không? Bà bầu ăn cà chấm mắm tôm có tốt không?
  3. Cách chọn ngày tháng sinh con năm 2021 đại cát đại lộc tốt cho bé
  4. Cách chọn giờ tốt sinh con trai gái năm 2021 tuổi Tân Sửu
  5. Lịch tiêm phòng cho bà bầu mới & đầy đủ nhất tháng 10 2021

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu theo các tuần: Một thai kỳ bao giờ  cũng có nguy cơ thấp hay là cao, cần có sự hợp tác, hỗ trợ tốt giữa thầy thuốc và thai phụ để cho thai kỳ được kết thúc tốt đẹp, mẹ tròn con vuông, từ đó mới có thể giảm được tỷ lệ tử vong chu sinh cho cả mẹ và con và mới có thể cho ra đời những em bé thông minh và khỏe mạnh. Vì vậy, sản phụ cần đi khám thai theo đúng định kỳ và ngay từ khi mang thai phải luôn được bác sĩ sản khoa khám, theo dõi thai định kỳ. Hãy cùng Baophunuso.com tìm hiểu chi tiết lịch siêu âm thai cho bà bầu qua bài viết dưới đây nhé!

    Siêu âm thai và 20 điều mẹ bầu nhất định phải biết

    Mang song thai cần thực hiện những xét nghiệm gì?

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu theo các tuần

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu theo các tuần

Buổi khám thai đầu tiên

Dù đã được thông báo tin vui từ que thử thai, ngay cả bạn, chứ không riêng gì anh ấy, đều rất muốn nhận được sự khẳng định chắc lần nữa từ bác sĩ. Có thêm anh xã đi cùng, bà bầu sẽ yên tâm mình không bỏ sót thông tin quan trọng nào đó, chẳng hạn ngày nào tái khám, chuẩn bị giấy tờ gì, thủ tục kiểm tra sức khỏe hoặc một loạt những thứ khác. Chuyến đi này chính là cơ hội để bạn tăng sự liên quan của anh ấy trong những buổi khám thai định kỳ sau.

Lắng nghe nhịp đập trái tim bé

Vào tuần thứ 6-7 của thai kỳ, bà bầu đã có thể nghe được tim thai qua siêu âm. Đây là buổi khám thai quan trọng thứ 2 bạn nên cùng đi với anh xã. Không chỉ có thêm người để chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao, anh ấy sẽ đóng vai phó nháy, quay phim để lưu giữ lại khoảnh khắc đầu tiên ý nghĩa này. Thêm một điểm cộng khi có chồng ở bên, nếu tim thai khó xác định, bạn sẽ có chỗ dựa để bình tĩnh và bớt lo lắng.

Chi tiết các lần khám thai cho bà bầu:

Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu theo các tuầnLịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu theo các tuần

Lần khám thai đầu tiên

Sau 3 tuần bị chậm kinh cùng với sự xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, người mẹ cần đi khám để xác định có thai hay không, mấy thai và để được siêu âm. Lần siêu âm đầu tiên này khẳng định thai nhi có đang phát triển không. Cũng trong lần khám đầu này, người mẹ sẽ bắt buộc phải làm xét nghiệm máu.

Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý của mẹ kèm thai như tim sản, tiểu đường, cao huyết  áp…từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách điều  trị, cách thức dưỡng thai và quyết định lịch khám thai tiếp theo. Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý phụ khoa kèm thai như khối u buồn trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung kèm theo… từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ cách điều trị thích  hợp.

Lần khám thai thứ 2

Sản phụ cần đi khám lần 2 ở giữa tuần 11 – 12. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và xem thai nhi có phát triển hay không? Do nhiều chị em không nhớ rõ kinh chót, không có kinh, kinh không đều… khám thai trong 3 tháng đầu thì tuổi thai mới chẩn đoán được chính xác hơn, dự đoán ngày sanh sát hơn là những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ. Từ đó mới có thể biết được khi sanh là thai đủ tháng hay non tháng, dự phòng được thai già tháng và nhất là sau này có thể phát hiện được  thai suy dinh dưỡng trong tử cung. Từ tuần thứ 10 đến tuần 14, bà mẹ nên thực hiện siêu âm 3D hay 4D để tâm soát sớm bệnh Down bằng cách đo khoảng dày vùng da gáy

Lần khám thai thứ 3

Ở tuần 16, sản phụ sẽ được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi. Dựa vào tình trạng sức khoẻ của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần. Những dị tật thai nhi, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng từ tuần lễ thứ 15 -19  thai kỳ. Thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn. Từ đó các  bà mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về  sau. Rối lọan huyết áp do thai thường được phát hiện vào tuần lễ thứ 20, từ đó dự phòng tiền sản giật nặng và sản giật.

Qua theo dõi sự phát triển của thai nhi, sự tăng cân của bà mẹ, có thể phát hiện thai suy dinh dưỡng trong tử cung, từ đó có chế độ dinh dưỡng hoặc những chăm sóc đặc biệt cho các bà mẹ. Đối với những thai kỳ nguy cơ cao sẽ theo dõi diễn tiến bệnh, khả năng đáp ứng của bà mẹ với bệnh lý, từ đó có chế độ điều trị thích hợp.

Lịch khám thai lần thứ 4

Bước sang tuần 21 – 22, dù sản phụ vẫn cảm nhận được sự lớn lên từng ngày của thai nhi nhưng vẫn cần được thăm khám và siêu âm hình thể của thai nhi nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường (nếu có) của thai nhi. Thời điểm này, bà mẹ có thể được siêu âm 3D hay 4D để phát hiện những bất thường về hình thể thai nhi. 3 tháng giữa là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa thích hợp mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc không làm cho sanh non như khâu vòng cổ tử cung ở những bà mẹ bị hở eo tử cung, phẫu thuật bóc hoặc cắt khối u buồng trứng ở những bà mẹ có khối u buồng trứng.

Lần khám thứ 5

Sản phụ cần khám lần 5 ở tuần 26. Ngoài việc thăm khám như những lần khám trước, người mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sanh lần thứ 2.

Lần khám thứ 6

Ở tuần 31 đến 32, sản phụ vẫn tiến hành khám, theo dõi và làm siêu âm lần cuối cùng. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2. 3 tháng cuối là lúc các bà mẹ sắp sanh mà các tai biến sản khoa thường xảy ra khi  sinh, trong chuyển dạ. Do đó, khám thai vào thời điểm này là để chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ… từ đó có thể tiên lượng được cuộc sanh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì? Ngoài ra những thai kỳ nguy cơ cao đã có thể phát hiện được và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sanh.

Lần khám thứ 7

Bước sang tuần 36, sản phụ bắt buộc phải đi khám theo dõi. Trong lần khám này, ngoài bác sĩ sản, sản phụ có thể sẽ được bác sĩ gây mê khám. Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ. Có thể chuẩn bị cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với những trường  hợp phải sanh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…

Lần khám thứ 7 này có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài xác định cách thức sinh, bác sĩ sẽ tư vấn bà mẹ nên sanh tại cơ sở y tế nào, cấp quận huyện hay cấp tỉnh thành phố tùy theo tình hình phát triển của thai.Xem thêm về sinh con năm 2021 có tốt không? đặt tên cho con 2021 theo phong thuỷ, Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ yêu cầu sản phụ khám, xét nghiệm, siêu âm thêm để theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ

Xét nghiệm quan trọng khi mang thai

Vào tuần thứ 12-13 của thai kỳ, bà bầu sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm đo độ mờ da gáy, giúp phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Có anh xã bên cạnh, nắm tay hay xoa nhẹ bờ vai, cũng đủ để giảm bớt những lo lắng, trăn trở trước buổi kiểm tra hay khi nhận được kết quả. Chia sẻ suy nghĩ với anh ấy từ trước, để anh ấy có thể giúp bạn hỏi bác sĩ về những thắc mắc này khi bạn đang quá bối rối và hồi hộp.

Xét nghiệm sàng lọc Triple test: Giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Xét nghiệm này chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 14 – 17. Đây là một xét nghiệm khiến nhiều bà mẹ tương lai lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Vì là xét nghiệm sàng lọc, nên sẽ có những người có nguy cơ thấp, nhưng vẫn sinh con mắc bệnh Down. Cũng như vậy, khi có kết quả cao, không có nghĩa là chắc chắn em bé bệnh Down. Triple test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà chỉ dự đoán nguy cơ.

Nguy cơ đó được thể hiện dưới dạng “xác suất”, ví dụ 1/100. Cách ghi xác suất này có thể khiến nhiều người bối rối và lo lắng vì không hiểu rõ. Thậm chí có người mất ăn mất ngủ khi đọc thấy kết quả là 1/300. Con số đó có nghĩa là trong 300 người có kết quả xét nghiệm giống bạn thì 1 người có em bé bị Down. Và đừng quên rằng nếu con số 1:300 có nghĩa là bạn có 1/300 (hay 0,3%) nguy cơ sinh một đứa con dị tật, thì nó cũng có nghĩa là bạn có đến 299/300 (hoặc 99,7%) cơ hội sinh một đứa con bình thường. Tham khảo thêm cách đọc các chỉ số siêu âm thai.

Siêu âm xác định giới tính thai nhi: Nói đúng hơn vào buổi khám thai định kỳ đầu tam cá nguyệt thứ 2, tức là khoảng tháng thứ 4, bác sĩ sẽ không ngại thông báo tin bé trai hay bé gái cho bạn ngay khi phát hiện qua máy siêu âm. Lúc này, dĩ nhiên, cả hai vợ chồng cùng ở bên nhau và nhìn thấy hình ảnh của bé qua máy là khoảnh khắc hạnh phúc khó quên nhất đời. Cách đặt tên con 2021 & đặt tên cho con 2021 hay nhất hiện nay!

Siêu âm 4D: Ở thời điểm 21 – 24 tuần, siêu âm có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Ngoài ra nếu để muộn hơn mới siêu âm thì lúc đó thai nhi đã quá lớn sẽ khó phát hiện được các dị tật nếu có.

Tiêm phòng uốn ván: Ở lần khám thai lúc 30 – 32 tuần, bạn sẽ được làm xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu và chích ngừa uốn ván. Ngoài ra, siêu âm sẽ giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và não, kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.

Non-stress test: Khoảng 35 – 36 tuần, bạn sẽ được siêu âm màu theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn… Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh. Một số nơi sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khoẻ của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy đo tim thai và chuyển động của thai trong vòng 30 phút. Một chiếc máy giống như dây thắt lưng quàng quanh bụng mẹ khi nằm sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai. Từ giai đoạn này trở đi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của bạn lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt, vì chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ đón bé chào đời..

Hiện nay, các tác hại lâu dài của siêu âm trong tiền sản đối với thai nhi chưa được chứng minh nhưng không ai dám khẳng định rằng siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi, nhất là đối với những thai nhi dưới 8 tuần tuổi – thời điểm thai đang hình thành. Các nghiên cứu khoa học cho thấy siêu âm không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể đối với cả cơ thể người mẹ và thai nhi. Khi các bà mẹ mang thai, việc siêu âm không hề khiến họ đau hay có cảm giác khó chịu gì đặc biệt. Tuy nhiên, các bà mẹ mang thai không nên quá lạm dụng siêu âm. Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ tốn kém về mặt kinh tế mà còn rất mất thời gian bởi những lần chờ đợi được thăm khám và siêu âm.

Tham khảo các chủ đề có lượt quan tâm nhiều nhất hiện nay : đặt tên con trai 2021 / Đặt tên con gái 2021/ Lễ Cúng thôi nôi / văn khấn mùng 1
Chủ đề ẩm thực : Cách pha nước chấm / Cách pha nước mắm chua ngọt / Cách nấu Cháo ghẹ / Cách nấu cháo ếch / Cách làm mắm tép

‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: Wiki