Tuesday, May 30, 2023
Home Wiki Mang thai tuần thứ 19: Mẹ bầu và thai nhi có những...

Mang thai tuần thứ 19: Mẹ bầu và thai nhi có những sự thay đổi gì?

0
53

Có thể bạn quan tâm:

  1. Bà bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót có sao không?
  2. Bà bầu có ăn được cà dĩa không? Bà bầu ăn cà chấm mắm tôm có tốt không?
  3. Cách chọn ngày tháng sinh con năm 2021 đại cát đại lộc tốt cho bé
  4. Cách chọn giờ tốt sinh con trai gái năm 2021 tuổi Tân Sửu
  5. Lịch tiêm phòng cho bà bầu mới & đầy đủ nhất tháng 10 2021

Mang thai tuần thứ 19: Mẹ bầu và thai nhi có những sự thay đổi gì? Ở tuần thai thứ 19, Bé không những đã biết biểu lộ cảm xúc thông qua những cú đá, cú máy hay uốn người, không lâu nữa bé sẽ có thể nghe thấy những âm thanh ồn ào từ phía bên ngoài cũng như nhận ra giọng nói của mẹ. Nguyên nhân là do tai của thai nhi đã phát triển ổn định và bắt đầu có thể nghe thấy những âm thanh xung quanh….

    Mang thai tuần đầu tiên & những thay đổi của mẹ

    Dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất

    Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 2

    Sự phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần thai

Sự thay đổi của thai nhi tuần 19:

Thai nhi 19 tuần tuổi nếu được so sánh sẽ có kích thước bằng quả xoài với trọng lượng khoảng 240g và dài khoảng 15,24cm. Lúc này, qua siêu âm bạn đã có thể thấy rõ giới tính của con mình, các hoạt động uốn người, với tay… cũng được thấy khá rõ. Thai nhi lúc này bắt đầu bước sang tháng thứ 5.

Không những đã biết biểu lộ cảm xúc thông qua những cú đá, cú máy hay uốn người, không lâu nữa bé sẽ có thể nghe thấy những âm thanh ồn ào từ phía bên ngoài cũng như nhận ra giọng nói của mẹ. Nguyên nhân là do tai của thai nhi đã phát triển ổn định và bắt đầu có thể nghe thấy những âm thanh xung quanh.

Thông thường, việc siêu âm sẽ diễn ra từ tuần 18 – 22 tuần để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, kiểm tra nhau thai và cuống rốn, cũng như xác định chính xác tuổi thai. Nếu siêu âm trong tuần này, bạn sẽ thấy bé có những chuyển động đạp, uốn, với tay, gập người hay thúc vào bụng mẹ.

Mang thai tuần thứ 19: Mẹ bầu và thai nhi có những sự thay đổi gì?

Thai nhi ở tuần 19 đang phát triển mạnh và không ngừng lớn lên, đặc biệt là các chức năng khác biệt như thận tạo nước tiểu, tóc bắt đầu mọc trên da đầu… Một phần của não bộ có chức năng nhận cảm. Điều tuyệt diệu hơn nữa, nếu thai nhi là con gái, bé đã có 6 triệu quả trứng trong buồng trứng rồi.

Hệ thống thần kinh được hình thành từ tuần thứ 4 và ngày càng hoàn thiện. Việc phân chia não thành não trước, não sau, não giữa và dây cột sống diễn ra từ từ và sẽ dẫn đến phân chia hai bán cầu não.

Tràn dịch não gây ra hiện tượng phình ở đầu. Tỷ lệ xuất hiện là 1/2000 trẻ em, chiếm khoảng 12% các trường hợp dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nhất ở trẻ khi sinh ra. Tràn dịch não thường liên quan đến tật nứt đốt sống, thoát vị màng não… Siêu âm là cách tốt nhất để phát hiện ra vấn đề này. Tràn dịch não thường được phát hiện trong tuần thứ 19 của thai kỳ.

Sự thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai thứ 19:

    Phần da ở chân và cánh tay bạn có thể xuất hiện các đốm nhỏ. Ở ba tháng giữa thai kỳ này, các bà bầu thường có vẻ xanh xao. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng bởi vì đây chỉ là một biểu hiện mức oestrogen cao trong cơ thể bạn chứ không phải những vùng này của bạn bị thiếu máu. Sau khi sinh, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

    Lúc này bạn đừng cố tìm rốn của mình rồi lại cúi thấp quá nhé! Nếu rốn của bạn trước khi mang thai hơi lõm thì đến lúc này nó đã bắt đầu hơi nhô ra. Ở tuần thứ 19, rốn sẽ phẳng ra bằng với vùng da chung quanh. Bé càng lớn lên trong bụng mẹ thì rốn mẹ càng nhô ra rõ hơn. Điều thú vị là, rốn của mẹ là một trong những bộ phận cơ thể sẽ thay đổi hẳn sau sinh con. Do đó bạn đừng ngạc nhiên hay lo lắng nếu nó có vẻ hơi khác so với trước đây nhé.

     Đến giai đoạn này, bộ ngực của bạn có thể đã tạm dừng thay đổi và bạn cũng đã làm quen với dáng vẻ mới của ngực mình. Càng về sau, các núm vú sẽ to hơn và quầng vú có màu thẫm hơn. Bạn nên chọn loại áo ngực phù hợp để tạo sự thoải mái. Cỡ áo ngực của các bà bầu thường có thể tăng gấp hai, ba lần so với trước khi mang thai. Đây là những thay đổi tự nhiên để giúp cơ thể bạn chuẩn bị tạo sữa cho bé yêu sau khi sinh.

    Bạn sẽ nhận ra mình bắt đầu tăng cân nhiều hơn những tuần trước đó. Trong 10 tuần tiếp theo, số cân tăng thêm của bạn có thể sẽ gần bằng một nửa tổng số cân tăng thêm trong toàn bộ thời gian mang thai. Một trong những lý do là cơ thể bé yêu bên trong bạn đang phát triển các lớp mỡ và các cơ.

Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi mang thai tuần thứ 19?

    Ở giai đoạn này bạn có thể cảm thấy căng thẳng một chút. Mặc dù đây chưa phải là những ngày cuối của thai kỳ, các bà bầu, đặc biệt là những người đang đi làm, cần chuẩn bị trước cho ngày bé yêu chào đời. Chẳng ai có thể dự đoán được thời khắc của sự kiện trọng đại đó, trừ bé yêu của bạn. Nhiều ông bố bà mẹ tương lai cứ nghĩ mình còn nhiều thời gian, hóa ra không phải. Vì thế, các bà mẹ cần lên kế hoạch sớm, tránh lâm vào cảnh bị động ở những giây phút cuối.

    Một số bà mẹ đã có con có thể cảm thấy khó chia sẻ tình cảm với bé thứ hai sắp ra đời. Đây là một tâm lý rất tự nhiên và có thể được giải tỏa giữa các mẹ thông qua tâm sự, chuyện trò với nhau. Bạn hãy yên tâm, bởi vì các bé có một khả năng tuyệt vời là làm cho bố mẹ yêu mình. Đừng tự làm khổ vì trí tưởng tượng của mình nhé!  Đọc thêm về nhật ký mang thai tuần 20

Nhật ký mang thai tuần thứ 19: Mẹ bầu nên ăn gì?

Trong suốt quá trình mang thai, mỗi lần đi khám thai nhất là siêu âm, ngoài thông số về nhịp tim, chỉ số nước ối, đường kính lưỡng đỉnh…có 2 thông tin bạn cần đặc biệt quan tâm đó là chiều cao và cân nặng. Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ cho cháu biết con bạn có đang phát triển bình thường không. Qua những thông số này, bạn sẽ biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để con bạn phát triển tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai tuần thứ 19:

    Bạn nên sử dụng các loại sữa thích hợp dành cho bà bầu để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể cháu và thai nhi. Bạn nên ăn nhiều thức ăn có chứa sắt trong bữa cơm hàng ngày như mộc nhĩ, thịt nạc, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, trái cây… Nên kết hợp ăn những thức ăn có chứa chất sắt và vitamin C sẽ có hiệu quả tốt hơn. Vitamin C có tác dụng hỗ trợ cho quá trình hấp thu sắt.

    Một vài món ăn phù hợp với bà bầu trong giai đoạn tuần thai thứ 19 này là gan cuốn lá lốt, trứng tráng cuộn thịt, thịt bò hầm… để đề phòng chứng thiếu máu trong thời kỳ mang thai. Tránh các thực phẩm có chứa chất kích thích vì các chất này làm cản trở quá trình hấp thu chất sắt và sự phát triển toàn diện của bộ não bé.

    Nên uống nhiều nước, nên uống 2-2,5 lít/ngày. Tránh ăn các thức ăn nguội, chế biến sẵn vì sợ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và con cháu. Tốt nhất bạn nên sử dụng đồ ăn tươi, nấu chín và đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh sử dụng lại thức ăn thừa trong tủ lạnh.

Bạn chẳng còn có thể ngủ sấp với cái bụng đã “lùm lùm”? Và ngay khi bạn vừa mới đặt lưng xuống giường thì dường như bé yêu trong bụng vừa tỉnh dậy! Có người bảo đó là các bà mẹ được “huấn luyện” trước để có thể thức dậy nhiều lần trong đêm khi bé ra đời. Biết thế, nhưng làm sao có thể làm lơ cái cảm giác “lùng bùng” trong bụng mình nhỉ? Nếu cảm thấy không thể ngủ được, bạn cũng đừng cố dỗ giấc ngủ nữa, mà hãy đi uống một ly sữa, ăn món gì nhẹ nhàng, tìm một quyển sách để đọc hoặc xem ti vi. Như thế bạn có thể thấy đỡ hơn. Với những thông tin đã được Báo Phụ Nữ Số chia sẻ trên đây về sự thay đổi của mẹ và bé ở tuần thai thứ 19, hy vọng các mẹ bầu đã hiểu thêm về tuần thai này trong suốt 40 tuần thai, chúc bạn có 1 quá trình mang thai thuận lợi & đừng quên truy cập Baophunuso.com để cập nhật thêm các kiến thức mang thai khác nhé!

Tham khảo các chủ đề có lượt quan tâm nhiều nhất hiện nay : đặt tên con trai 2021 / Đặt tên con gái 2021/ Lễ Cúng thôi nôi / văn khấn mùng 1
Chủ đề ẩm thực : Cách pha nước chấm / Cách pha nước mắm chua ngọt / Cách nấu Cháo ghẹ / Cách nấu cháo ếch / Cách làm mắm tép

‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: Wiki