Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót có sao không?
- Bà bầu có ăn được cà dĩa không? Bà bầu ăn cà chấm mắm tôm có tốt không?
- Cách chọn ngày tháng sinh con năm 2021 đại cát đại lộc tốt cho bé
- Cách chọn giờ tốt sinh con trai gái năm 2021 tuổi Tân Sửu
- Lịch tiêm phòng cho bà bầu mới & đầy đủ nhất tháng 10 2021
Buồn nôn, mệt mỏi, thường xuyên buồn tiểu… đây là những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ có thể đã thụ thai. Nếu chị em đang trải qua tất cả nững dấu hiệu này, rất có thể tin vui đã đến với vợ chồng bạn. Tuy nhiên, bạn nên nắm được 6 biểu hiện dưới đây để không phải lo lắng khi mang thai.
6 biểu hiện khi mang thai tuần đầu tiên mà bạn cần chú ý!
Hãy dành chút thời gian để “soi” những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên của cơ thể để biết mình đã “dính” bầu hay chưa một cách sớm nhất nhé.
- + Ra máu nhẹ: Sau khi thụ thai từ 6-8 ngày, rất có thể chị em sẽ nhận thấy hiện tượng ra máu nhẹ, là những đốm máu nhỏ màu đen hoặc hồng nhạt. Đây là dấu hiệu trứng đã thụ tinh cấy vào thành tử cung – là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ đã thụ thai. Sau khi thụ thai từ 6-8 ngày, rất có thể chị em sẽ nhận thấy hiện tượng ra máu nhẹ.
- + Buồn nôn: Bạn đã dành 8 giờ mỗi ngày để ngủ và thậm chí ngủ trưa đầy đủ nhưng vẫn cảm thấy cơ thể mệt mỏi mặc dù không hề có lý do gì khác nữa, rất có thể đây là dấu hiệu sớm báo bạn đã có bầu. Trong thời gian đầu mang bầu, hormone progesterone tăng cao khiến chị em thường có cảm giác mệt mỏi. Thêm nữa, những triệu chứng như lượng đường trong máu thấp, giảm huyết áp, tăng lượng máu trong cơ thể cũng khiến các mẹ bị hao tổn sức lực.
- + Thay đổi tâm trạng: Bạn hay cáu gắt, cảm thấy mọi thức đều không thuận mắt mình hay bỗng ghét cay ghét đắng ai đó… việc thay đổi tâm trạng trong giai đoạn đầu thai kỳ cũng là dấu hiệu khá phổ biến. Nguyên nhân được giải thích là do sự thay đổi các kích thích tố trong cơ thể làm cho cảm xúc mẹ bầu cũng dễ thay đổi và thường có chiều hướng nhạy cảm hơn.
- + Ngực nhạy cảm: Đây là dấu hiệu giống với trước mỗi kỳ kinh nguyệt của chị em nhưng thường nặng nề hơn. Mẹ sẽ có cảm giác đau nhức núi đôi, nặng nề và nhạy cảm hơn nhiều so với bình thường. Dấu hiệu này thường xảy ra sau khi thụ thai 1-2 tuần. Tuy nhiên theo các chuyên gia, không phải mẹ bầu nào cũng trải qua sự thay đổi này.
Khi mới mang thai, mẹ sẽ có cảm giác đau nhức núi đôi, nặng nề và nhạy cảm hơn nhiều so với bình thường.
- + Thèm ăn: Nếu một ngày mẹ bỗng có cảm giác thèm ăn những món không phải sở thích của mình hay ghét ăn những đồ ăn từng khiến bạn bị “nghiện” thì rất có thể bạn đã thụ thai. Nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Cảm giác thèm ăn hầu như sẽ theo mẹ bầu trong suốt 9 tháng mang thai để cơ thể có thể hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.
- + Nhiệt độ cơ thể tăng: Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể, mẹ sẽ thấy những ngày này nhiệt độ cơ thể chị em sẽ tăng từ 0,3-0,3 độ C. Nếu triệu chứng này đi kèm với những dấu hiệu trên thì rất có thể mẹ đã có “tin vui”.
Nhật ký 7 ngày đầu tiên của thai nhi
+ Ngày đầu tiên: Ngày này, một trong hàng trăm triệu tinh trùng đã chiến thắng trong cuộc đua thụ tinh cho trứng và hình thành tế bào đơn nhất (hợp tử) sẽ phát triển thành em bé. Màu tóc, màu da, màu mắt và các đặc điểm tính cách của bé sau này được thiết lập khi nhiễm sắc thể số 23 của mẹ kết hợp với nhiễm sắc thể số 23 của người cha.
+ Ngày thứ 2: Hợp tử có sự biến chuyển phức tạp hơn đôi chút và tách thành 2 tế bào (nguyên phôi bào). Những tế bào này sẽ tiếp tục phân chia khoảng một lần mỗi 24 giờ cho đến khi tạo thành tất cả các bộ phận phức tạp của cơ thể đứa trẻ.
+ Ngày thứ 3: Kích thước trứng thụ tinh không thay đổi trong ngày này nhưng phân chia thành nhiều tế bào hơn và đã bắt đầu di chuyển chầm chậm xuống ống dẫn trứng về phía tử cung. Trứng sẽ bám rễ và lưu lại đây trong suốt thai kỳ.
+ Ngày thứ 4: Lúc này, trứng thụ tinh đã gồm khoảng 16 tế bào và đã bắt đầu tiến vào tử cung.
+ Ngày thứ 5: Em bé của mẹ vẫn còn rất nhỏ để có thể thấy được bằng mắt thường, nhưng bé sẽ lớn rất nhanh thôi. Từ ngày thứ 5, trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ ở lớp nội mạc tử cung.
+ Ngày thứ 6: Chùm tế bào mới trong tử cung sẽ phân chia thành hai phần riêng biệt trong ngày này. Phần nằm bên trong sẽ phát triển thành em bé trong khi phần bên ngoài sẽ tách ra để tạo thành hệ thống hỗ trợ cho thai nhi.
+ Ngày thứ 7: Những phụ nữ dưới 35 tuổi có nhiều cơ hội thụ thai hai bé song sinh khác trứng hơn. Nếu mẹ đang mang song thai khác trứng, vào ngày thứ 7 của thai kỳ, hai túi phôi nhỏ xíu này sẽ bám vào tử cung.
Lỡ ăn nhãn khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Mẹ mang thai 3 tháng đầu có ăn được cháo thịt ếch không?
Bà bầu thích ăn ngọt thai nhi dễ bị cận thị, dị tật & chết lưu?
Mang thai tuần 28 có dấu hiệu thai nhi quay đầu chưa?
Mang thai tháng cuối tăng bao nhiêu Kg?
Nhật ký thai nhi tuần thứ 2 mẹ nên biết!
Đây chính là thời gian làm tổ. Trong tuần này, phôi thai, lúc này được gọi là túi phôi, đang di chuyển vào trong tử cung và tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong suốt 38 tuần tới. Sự kiện làm tổ này thường xảy ra vào khoảng thời gian bạn có chu kỳ hàng tháng, do vậy, nhiều phụ nữ không thấy ngạc nhiên khi họ bị ra máu nhẹ trong tuần thứ 2 này. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đó chỉ là rò rỉ máu rất ít thì nó có thể là do túi phôi đang làm tổ ở thành tử cung, chứ không phải là máu kinh bình thường. Vì ở giai đoạn này, thành tử cung đang căng lên với rất nhiều máu nên khi túi phôi gắn vào nó thì có thể sẽ gây ra chảy máu nhẹ. Một số phụ nữ cho rằng họ có thể thực sự cảm nhận được thời điểm mà túi phôi làm tổ, và ai có thể nói rằng họ sai? Dưới đây là một số thay đổi về thể trạng khi mang thai tuần thứ 2:
- + Bạn có thể cảm thấy như bị chuột rút và cảm giác “căng cứng” ở vùng dưới xương chậu. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, hoặc trung tiện nhiều hơn bình thường.
- + Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chút buồn nôn, hoặc ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng. Mùi thức ăn, hoặc thậm chí chỉ cần nghĩ về nó, cho dù đó từng là món khoái khẩu của bạn, cũng có thể làm bạn thấy nhờn nhợn. Cà phê, cá, thịt đỏ, hay thậm chí thức ăn của thú cưng trong nhà cũng đủ để làm cho bạn cảm thấy muốn ói.
- + Bạn cảm thấy ngực bị cương lên và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn. Ngực trông có thể đầy và tròn hơn, đặc biệt trong trường hợp bình thường bạn vốn có một bộ ngực hơi nhỏ.
- + Bạn có thể muốn đi tiểu thường hơn. Và mặc dù mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ, nhưng có vẻ như bạn không thể chịu nhịn được lâu như trước đây bạn đã từng.
- + Điều này là do sự gia tăng khối lượng máu và áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.
- + Bạn có thể bị rò rỉ chút máu do quá trình túi phôi làm tổ ở thành tử cung.
Kết: Tuần đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Bởi vì ngày dự sinh của Bạn được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ mang thai của Bạn (còn gọi là thai kỳ) cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ. Chúc bạn sớm đón tin vui từ những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên đã được chuyên mục Mang thai chia sẻ trên đây, đừng quên truy cập Dichvuhay.vn để cập nhật thêm các kiến thức mang thai khác nhé!
Chủ đề ẩm thực : Cách pha nước chấm / Cách pha nước mắm chua ngọt / Cách nấu Cháo ghẹ / Cách nấu cháo ếch / Cách làm mắm tép
‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t