Thursday, March 23, 2023
Home Wiki Thai nhi nằm tư thế nào tốt nhất trong bụng mẹ? Khi...

Thai nhi nằm tư thế nào tốt nhất trong bụng mẹ? Khi nào quay đầu?

0
36

Có thể bạn quan tâm:

  1. Phụ nữ mang thai bị tê tay chân nên và không nên làm gì?
  2. Giai đoạn thai nhi quay đầu nên và không nên ăn gì?
  3. Thai nhi quay đầu vào tuần thứ mấy của thai kỳ?
  4. Vì sao nên theo dõi sự phát triển của thai nhi? Tuần thai nào quan trọng nhất?
  5. Kiến thức về ngôi thai thuận và ngôi thai ngược bạn bên biết

Thai nhi nằm tư thế nào tốt nhất trong bụng mẹ? Khi nào quay đầu? Ngôi thai tốt nhất cho quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống dưới khung xương chậu, quay mặt về phía lưng mẹ, tức là phần gáy sẽ quay về phía bụng mẹ. Với tư thế này, em bé sẽ đi qua hông dễ dàng để ra ngoài. Ngôi thai này gọi là ngôi trước chỏm đầu. Có khoảng 3% thai nhi có ngôi thai ngược, tức là đưa mông về phía tử cung của mẹ, hoặc trường hợp thai nhi đã quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ dẫn đến ngôi sau. Các trường hợp ngôi sau và ngôi thai ngược, bác sỹ sẽ khuyến khích nên sinh mổ để an toàn cho thai nhi.

Thai nhi nằm tư thế nào tốt nhất trong bụng mẹ?

Đối với các mẹ mang thai lần đầu, thông thường đến tuần thứ 35 bé sẽ quay đầu. Đối với các trường hợp mang thai lần 2, thời gian quay đầu của bé sẽ muộn hơn, khoảng tuần thứ 36 – 37 của thai kỳ. Tư thế của thai nhi trong bụng mẹ là một căn cứ quan trọng để xác định ngôi thai khi bé chào đời. Tùy theo trường hợp khác nhau, thai nhi sẽ ổn định với các ngôi thai khác nhau: Ngôi đầu, ngôi mông, ngôi chân, ngôi sau…

thai nhi quay đầu, ngôi thai thuận, ngôi thai ngược, lịch khám thai, mang thai tuần 36Ngôi thai tốt nhất cho quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống dưới khung xương chậu, quay mặt về phía lưng mẹ, tức là phần gáy sẽ quay về phía bụng mẹ. Với tư thế này, em bé sẽ đi qua hông dễ dàng để ra ngoài. Ngôi thai này gọi là ngôi trước chỏm đầu.

Có khoảng 3% thai nhi có ngôi thai ngược, tức là đưa mông về phía tử cung của mẹ, hoặc trường hợp thai nhi đã quay đầu nhưng phần gáy lại quay về cột sống của mẹ dẫn đến ngôi sau. Các trường hợp ngôi sau và ngôi thai ngược, bác sỹ sẽ khuyến khích nên sinh mổ để an toàn cho thai nhi.

Ở vị trí ngồi, mẹ luôn để đầu gối thấp hơn hông. Nếu ngồi ghế, ngồi ô tô… nên dùng một miếng đệm lót để hông cao hơn đầu gối. Thường xuyên giải lao, đi lại không nên ngồi lâu một chỗ. Mẹ nên nằm ngủ ở tư thế nằm nghiêng để bé dễ dàng xoay được người, khi nằm ngửa, bé sẽ không thể quay đầu xuống phía hông. Tập động tác bò 4 chân mỗi ngày để bé có thể di chuyển phần gáy về phía bụng mẹ.

Bài tập giúp thai nhi quay đầu ngôi thai thuận

Đến tuần thứ 34 thai nhi bắt đầu xoay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng dưới nặng hơn, và càng gần đến gần ngày sinh mẹ càng cảm thấy nặng nề và mỏi mệt. Thế nhưng nếu bé không chịu quay đầu, vẫn nằm ngang hoặc đưa mông xuống dưới… sẽ khiến cho việc sinh nở của mẹ bầu gặp khó khăn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Những trường hợp bé không quay đầu được gọi là ngôi thai ngược, thường mẹ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con. thai nhi quay đầu, ngôi thai thuận, ngôi thai ngược, lịch khám thai, mang thai tuần 36Trong trường hợp mẹ bầu có các kiểu ngôi thai như ngôi ngang hay ngôi mông thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn. Do đó, nếu mẹ bầu muốn sinh thường, việc siêu âm để xác định bé đã xoay đầu xuống dưới chưa là cần thiết. Trong trường hợp bé có ngôi thai ngược, các y bác sĩ sẽ tư vấn hoặc tác động trực tiếp đến thai nhi để bé có thể nằm đúng vị trí thuận lợi cho mẹ trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, một số cách đơn giản dưới đây cũng là những phương pháp để mẹ giúp thai nhi xoay chuyển ngôi thuận.

Giơ chân lên cao: Khi nằm, mẹ giơ chân lên cao khiến cơ thể dốc xuống sẽ làm thai nhi di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ chuyển được ngôi thai. Mẹ bầu nên thực hiện tư thế này từ tuần thai thứ 30 và nên làm 3 lần mỗi ngày. Mẹ không nên tập vào những lúc mới ăn no để tránh tình trạng trào ngược dạ dày nhé.

Chống chân: Mẹ chống tay và chân trên sàn phẳng sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự với động tác trên giúp bé đổi ngôi thuận. Mẹ nên tập động tác này từ tuần thai thứ 37 nhé!

Tập luyện với bóng: Lúc này, mẹ cần một trợ thủ là trái bóng loại chuyên dụng cho bà bầu. Xoay phần hông và mông với trái bóng hàng ngày sẽ giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn về vị trí sinh nở cần thiết.

Bài tập với đầu gối – ngực: Với bài tập này, mẹ bầu nên thực hành từ tuần thai 30 đến 37. Khi thực hiện bài tập này mẹ cần đứng thẳng lưng, rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Nên thực hiện các động tác một cách chậm rãi, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần thực hiện khoảng 5 phút sẽ có ích giúp thai nhi nhào lộn và quay về đúng vị trí cần thiết.

Nằm trên đầu gối: Với động tác này ban đầu mẹ sẽ ngồi quỳ, sau đó trườn người lên phía trước chống tay giữ cơ thể để không ép bụng vào gối. Thực hiện mỗi ngày khoảng 3 lần, mỗi lần chừng 5 phút động tác này sẽ giúp kích thích cho bé quay đầu. Mẹ nên tập động tác này nhẹ nhàng và cẩn thận, và nên tập làm trong tuần thai thứ 30 đến 37 nhé!

Bơi lội: Bơi lội không chỉ tốt cho sức khỏe bà bầu mà trong những tháng cuối thai kỳ nó còn giúp cho em bé xoay đầu đúng hướng. Bà bầu đi bơi trong suốt cả thai kỳ hoặc bắt đầu từ tuần thứ 30 đều được. Bơi lội còn giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ.

Phương pháp nóng – lạnh: Đây là một phương pháp rất đơn giản. Mẹ chỉ cần dùng khăn thấm nước lạnh để lau nhẹ bụng, sau đó lại lau nhẹ bụng với khăn ấm. Sự tác động bằng nhiệt độ cũng kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.

Kết: Các bài tập thể dục phối hợp cả tay và chân mỗi lần khoảng 10 phút giúp thai nhi quay đầu dễ dàng và có ngôi thai thuận lợi. Với những bà bầu có ngôi thai không thuận, luyện tập như vậy cũng giúp em bé di chuyển lại về tư thế tốt hơn. Các cơn co bóp tử cung trong những tuần cuối sẽ giúp bé quay mặt về phía lưng, do đó các bà bầu cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn và bổ sung năng lượng chờ ngày lâm bồn. Để tránh những bất trắc có thể xảy ra liên quan đến chuyện thai xoay đầu cuối thai kỳ, mẹ cần phải thực hiện việc khám thai định kỳ để sớm phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời xử lý nếu cần.

Tags: thai nhi quay đầu, ngôi thai thuận, ngôi thai ngược, lịch khám thai, mang thai tuần 36

Tham khảo các chủ đề có lượt quan tâm nhiều nhất hiện nay : đặt tên con trai 2021 / Đặt tên con gái 2021/ Lễ Cúng thôi nôi / văn khấn mùng 1
Chủ đề ẩm thực : Cách pha nước chấm / Cách pha nước mắm chua ngọt / Cách nấu Cháo ghẹ / Cách nấu cháo ếch / Cách làm mắm tép

‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: Wiki