Đề bài: Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả A Phủ: Lần thứ nhất, khi A Phủ bị đánh đập trong cuộc xử án: “A Phủ chỉ biết quỳ xuống, im lặng như tượng đá”. Lần thứ hai là khi được cởi trói: “A Phủ vùng vẫy vùng dậy chạy”.
Cảm nhận hình tượng nhân vật A Phủ trong hai chi tiết trên. Qua đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Cách mở bài Cảm nhận hình tượng nhân vật A Phủ 1
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm hay nhất và cũng là tác phẩm của nhà văn Tô Hoài trong tuyển tập “Truyện Tây Bắc”. Và một trong những thành công của truyện chính là nghệ thuật khắc họa nhân vật A Phủ. Khi miêu tả nhân vật A Phủ, nhà văn đã thể hiện tài năng của mình khi bắt đầu kể câu chuyện từ thời điểm có ý nghĩa trong cuộc đời A Phủ, từ đó làm nổi bật tính cách của nhân vật. Và ở tác phẩm này, tác giả đã chú ý lựa chọn hai chi tiết tiêu biểu làm nên tính cách A Phủ: Lần thứ nhất, khi A Phủ bị đánh đập trong cuộc xử án: “A Phủ chỉ biết quỳ xuống, lặng như tượng đá. khi được cởi trói: “A Phủ vùng vẫy vùng dậy chạy” Đó chính là sức mạnh phản kháng ở người nông nô nghèo miền núi.
Cách mở bài Cảm nhận hình tượng nhân vật A Phủ 2
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn rút trong tập “Truyện Tây Bắc” được Tô Hoài viết năm 1953 ngay sau chuyến đi thực tế của tác giả. Truyện đã được giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Là truyện ngắn đặc sắc nhất của Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi chống Pháp nói chung, tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc đời và nhân sinh quan. . Nỗi thống khổ của người nông dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, đồng thời là bài ca về phẩm chất, sức sống và khát vọng tự do của người lao động miền núi, là hình ảnh về con đường giải phóng và sự đổi đời của họ . Tiêu biểu cho những hạng người này là A Phủ, một trong hai nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong truyện ngắn này.
Cách mở bài Cảm nhận hình tượng nhân vật A Phủ 3
“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm tiêu biểu khi tác giả Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc. Tác phẩm độc đáo này sau đó đã được dựng thành phim và được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Cùng với đó, các nhân vật trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, đã trở thành những nhân vật điển hình. Trong đó, nổi bật lên hình ảnh A Phủ mang vẻ đẹp của con người Tây Bắc và bản lĩnh vượt lên số phận.
Cách mở bài Cảm nhận hình tượng nhân vật A Phủ 4
Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện ngắn trong tập truyện “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài, sáng tác năm 1953. Truyện kể về hai giai đoạn cuộc đời của Mỵ và A Phủ trong những ngày ở Hồng Ngài nhà thống lí Pá Tra. và sau khi lên Phiên Sa, họ trở thành vợ chồng, gặp gỡ Cách mạng và trở thành chiến sĩ du kích. Trong đó, A Phủ là nhân vật gây ấn tượng sâu sắc.
Cách mở bài Cảm nhận hình tượng nhân vật A Phủ 5
Trong tuyển tập “Truyện Tây Bắc” (1953), truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một trong những “đứa con tinh thần” ưu tú của chuyến đi thực tế miền núi Tây Bắc của Tô Hoài. Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét cuộc đời và số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo khổ dưới ách thống trị của địa chủ phong kiến. Qua đó tác giả cũng làm nổi bật khát vọng và ý chí sống mãnh liệt của họ. Bên cạnh nhân vật Mị, A Phủ là nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về bản lĩnh vượt lên số phận và chính mình.
Các bộ đề lớp 12 khác