Có thể bạn quan tâm:
- Có nên du lịch Samui Thái Lan vào tháng 10 2021?
- Có nên du lịch Hà Nội vào tháng 10 2021 hay không?
- Check in 5 địa điểm săn mây đẹp nhất Sapa tháng 10 2021
- Kinh nghiệm săn mây Sapa đẹp nhất tháng 10 2021
- Review quán cafe phim Xã Đàn kèm bảng giá tháng 10 2021
Không hổ danh là chốn đô thành từ con người từ nếp sống cho đến ẩm thực đặc sản Hà Nội làm quà luôn có một nét gì đó thanh lịch văn minh nhưng không kém phần sang trọng. Dẫu có giản dị như gói cốm xanh, dẫu có quen thuộc như hộp ô mai hay quả sấu sần sì đến đâu, v.v thì cũng khiến người ta phải háo hức kiếm tìm để thưởng thức cho bằng được.
+ Top các đặc sản Hà Nội mua về làm quà biếu mang ý nghĩa nhất
Văn hóa người Hà Nội làm du khách thích bao nhiêu thì đặc sản Hà Nội lại làm du khách đặc biệt là du khách nước ngoài yêu bấy nhiêu. Bởi từ xưa mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội đã là nơi hội tụ của bốn phương, kết tinh tinh hoa của đất nước.
+ Cốm Làng Vòng hương thơm Hà Nội xưa
Mỗi độ thu sang cũng là lúc báo hiệu vụ mùa cốm Làng Vòng. Những đôi quang gánh, những chiếc xe đạp chở đầy cốm xanh, tỏa mùi thơm gạo mới xuất hiện khắp nẻo đường. Người người dù có bận rộn đến mấy, có gấp gáp đến mấy cũng không quên dừng lại chọn mua một gói cốm sen để thưởng thức cho đã thèm hay biếu tặng người thân bạn bè. Vì thế, cốm làng vòng dần trở thành đặc sản tiêu biểu của người Hà Nội.
Cốm Làng Vòng cung chính là thương hiệu của người làng Vòng (nay thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy). Vào tầm đầu thu, người dân thu hoạch những bông lúa hoe hoe vàng về chế biến. Công thức làng nghề cộng kinh nghiệm từ đôi bàn tay cần mẫn giúp cho cốm có hương vị rất riêng, rất lạ: vừa thơm vừa dẻo vừa mịn. Trước khi đến tay người dùng, cốm được gói gém cẩn thận trong hai lớp lá ráy và lá sen, nâng niu gửi trọn hương vị. Còn khi đến tay người dùng rồi cốm được thưởng thức tinh tế cùng chuối tiêu hay nhâm nhi cùng chén trà xanh. Thế mới nói, món quà thanh cao đúng hương vị Hà Nội chính là cốm.
+ Ô mai – đặc sản truyền thống của xứ Hà Thành
Cũng dân dã cũng thanh lịch cũng tinh tế không kém gì đặc sản cốm Làng Vòng; nhưng ô mai Hà Nội lại là món quà ăn chơi, món quà quen thuộc quanh năm của người Hà Thành. Không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi đến chơi nhà hay các dịp lễ tết quan trọng người Hà Nội lại chọn ô mai để mời khách thưởng thức.
Có thể nói Hà Nội là cái nôi của ô mai. Vì ở đây không chỉ có nhiều loại mà còn đa dạng hương vị, hơn nữa gu của người Hà Thành chuộng sắc vị điềm đạm, ôn hòa nên ngay cả người khó tính nhất cũng phải thích ô mai. Ô mai sấu giòn giòn chua ngọt, ô mai mơ mềm ngọt, ô mai tắc chua thanh ngọt dịu, v.v từng hộp đều được đóng gói cẩn thận, trọng lượng phù hợp với việc di chuyển đường xa thì có lí do gì chúng ta không chọn mua làm quà.
+ Trà sen Tây Hồ “thiên cổ đệ nhất trà” – món quà trân quý của người Hà Thành
“Có tiền mua tiên cũng được” chưa chắc đúng nếu cái chúng ta mua là trà sen Tây Hồ. Bởi loại trà lâu đời nhất trong dòng trà ướp được mệnh danh thiên cổ đệ nhất trà này rất hiếm. Trà chỉ có theo mùa và sản lượng rất ít.
Vị trà sen thanh khiết như sương sớm ban mai, ngọt thảo như nhụy hoa sen Bách Diệp Tây Hồ và thanh ngọt như trà xanh Tân Cương nên giới trà mới không ngại khẳng định thưởng thức trà sen chính là đỉnh cao của nghệ thuật thưởng trà. Người ta không thể uống một cách vội vã mà phải chậm rãi khoan thai, từ từ nhấp ngụm, từ từ cảm nhận. Bởi để có hương vị trà thơm ngon, nghệ nhân phải rất kỳ công tinh tế trong khâu ướp trà sen. Hàng trăm hàng ngàn bông sen Bách Diệp hái buổi sáng sớm mới cho ra một mẻ gạo sen chất lượng. Rồi bóc tách gạo sen, sàng gạo, ủ trà xanh với gạo sen tới 7-8 lần mới khiến cho cánh trà no hương sen. Tất cả đều được làm thủ công, tất cả đều phải được làm từ bàn tay nghệ nhân – một người yêu trà, cốt cách thanh tịnh tôn nghiêm. Bởi chỉ có người biết nâng niu kính cẩn giá trị xưa mới lưu giữ trọn vẹn hương sen Bách Diệp thơm mát, ngọt thảo trong từng cánh trà sen Tây Hồ.
+ Bánh chè lam – món quà thôn quê dân dã
Vẫn giữ cốt cách giản dị nhưng thanh lịch tinh tế của người Hà Thành, bánh chè lam của người làng Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây sẽ là món quà biếu tặng ý nghĩa từ thủ đô.
Bánh chè lam không giống những món chè bưởi, chè bắp hay chè đậu xanh, v.v mà chúng ta đã từng thưởng thức. Bởi ngoài những thành phần nông nghiệp quen thuộc như đường kính, mạch nha, bột nếp cái hoa vàng và lạc rang, gừng tươi; người làng Thạch Xá còn có bí quyết làm cho món ăn này vừa mang vị ngọt của mật chè vừa mang vị dẻo của bánh, đặc biệt có thể cắt thành miếng và thưởng thức khô bất cứ lúc nào. Bởi vậy, mỗi khi khách đến chơi nhà chủ nhà hay bày ra thiết đãi khách và du khách cũng có thể chọn mua làm quà mà không lo bị hư.
+ Bánh chả – món bánh xưa nhất Hà Nội
Nét riêng của Hà Nội chính là sự quen thuộc, bình dị như chiếc bánh chả vàng ươm, nhỏ xinh trên những con phố cổ. Không biết từ thời điểm nào, cũng không biết từ đâu; chỉ biết rằng từ rất lâu rồi bánh chả đã trở thành món ăn vặt truyền thống của người Hà Nội.
Khi cái lạnh đầu đông ùa về cũng là lúc bánh chả xuất hiện nhiều nhất. Bởi ngoài lớp vỏ vàng rộm mịn màng thì phần nhân thập cẩm béo ngậy bên trong chính là liều thuốc ấm bụng đắc lực. Nó có lạp xưởng thơm, có mứt bí ngọt sần sật, có vị giòn giòn dai dai của mỡ kèm theo vị thơm của lá chanh thái mỏng, mọi thứ hòa quyện vào nhau tạo nên món bánh mặn ngọt lâu đời nhất xứ Hà Thành.
+ Sấu – thứ quả riêng của người Hà Nội
Ở đâu có sấu ở đó có Hà Nội. Đúng như vậy, sấu là thứ quả riêng của Hà Thành là đặc sản làm quà hầu như du khách nào cũng có trong mỗi chuyến thăm thủ đô.
Quả sấu đối với người dân nơi đây dường như là món ăn hàng ngày không thể thiếu. Mỗi độ thu đến sấu len lỏi khắp phố phường, lúc đó người ta sẽ mua để nấu canh làm nước chấm. Khi sấu hết mùa thì họ lại ngâm sấu dự trữ để có nước uống giải khát lúc trời nóng nực. Còn mứt sấu thì họ làm quanh năm để đáp ứng nhu cầu ăn vặt, biếu tặng của mọi người. Vì thế, có dịp ra thủ đô ai ai cũng tranh thủ mua vài ký mang về nhà ăn dần hoặc biếu người thân.
Hà Nội không vội được đâu bởi Hà Nội mang trong mình cốt cách thanh lịch văn minh, lối sống giản dị tinh tế. Phải chăng chính điều đó đã làm cho du khách thích Hà Nội, yêu nếp sống, ẩm thực, đặc sản Hà Nội.
+ Trà Tân Cương Thái Nguyên
Khi nhiều người trồng chè còn đang loay hoay với đầu ra thì anh Đỗ Trung Hiếu lại tạo ra sự khác biệt khi sản xuất loại trà xanh Tân Cương hảo hạng, hướng đi mới này đang mang về cho chàng trai Thái Nguyên 200 triệu/1 tháng.
Đỗ Trung Hiếu sinh năm 1974, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống trồng chè ở Đại Từ, Thái Nguyên. Vì vậy, tuổi thơ của anh gắn liền với sự vất vả trên những đồi chè. Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, anh có cơ hội việc làm ở nhiều nơi như Hà Nội, Sài Gòn với thu nhập cao nhưng anh vẫn đau đáu nỗi nhớ quê và cây chè. Sau khi tham gia khóa học về VietGrap, Hiếu nhận ra công việc anh thực sự muốn làm là nông nghiệp. Vì vậy anh quyết định bỏ việc văn phòng về quê gắn bó với cây chè, tuy nhiên anh không muốn trồng chè và bán sản phẩm như cách bố mẹ vẫn làm. Anh muốn làm điều gì đó thực sự mới mẻ. Giữa lúc loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu thì tình cờ đọc được các bài viết về cách làm trà sạch của người Nhật Bản, càng tìm hiểu, anh càng thấy thú vị. Được sự giúp đỡ của các tiền bối nổi tiếng làm trà Thái Nguyên, anh quyết định học cách sao chế trà hoàn toàn thủ công.
Anh nhìn trà Trung Du (Bạch Hạc) cây trồng lâu năm ở Tân Cương để tìm kiếm lợi thế từ nơi mệnh danh đệ nhất Danh trà, ngoài yếu tố trời cho, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để cây trà phát triển, nên anh đã làm thức tỉnh những nông dân đang ngủ say và đặt niềm tin bất diệt vào phân và thuốc, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa, để họ có cuộc sống âm lo hơn từ cây trà. Từ đó khích lệ tình yêu và niềm tin với nghề trà truyền thống, anh nói đó là mục tiêu được viết ra, đã trình bày trước đám đông, nhưng quả thật không đơn giản! Anh quyết tâm theo đuổi 3 không: không thuốc trừ cỏ, không phân bón hóa học và không thuốc bảo vệ thực vật, để có nguyên liệu như ý, anh đã phải lặn lội khắp vùng đất Tân Cương, Thái Nguyên tìm gặp các hộ gia đình để hợp tác trong việc trồng chè theo tiêu chuẩn 3 không mà anh đề ra. Vì cây chè không dùng phân vô cơ sẽ phát triển chậm, sản lượng giảm 70% so với trồng chè truyền thống nên nhiều gia đình từ chối. Nhờ sự quyết tâm, anh đã gặp được một người nông dân có cùng tâm huyết với cây chè giúp đỡ.
Có được nguyên liệu anh lại phải đối mặt với khó khăn trong sản xuất, không ít lần anh phải đổ bỏ chè đi do cách chế biến bằng thủ công. Lúc đó anh tưởng như phải dừng việc sản xuất vì tài chính eo hẹp nhưng may mắn đã đến. Anh được rất nhiều tiền bối làm trà, bạn bè giúp đỡ động viên.
Sau bao khó khăn, vất vả, giờ anh đã sở hữu 1ha chè Trung Du đã 55 tuổi. Được chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ, nên đồi chè nhà anh đảm bảo yếu tố như: không thuốc trừ sâu, không phân hóa học, không chất bảo quản, song song với việc đó anh còn bổ sung thêm phân hữu cơ được làm từ thực vật. Sau khi dừng việc chăm sóc theo cách truyền thống sang chăm sóc hữu cơ, anh đã phải bổ sung rất nhiều đất hiếm để tạo mùn, tăng cường sức đề kháng cho cây. Không chỉ đặc biệt cho khâu chăm sóc, việc thu hoạch chè của anh cũng hết sức đặc biệt so với những người trồng chè ở Việt Nam. Trước khi thu hoạch chè 1 tháng, anh tiến hành che phủ theo phương pháp của Nhật Bản để tăng cường diệp lục cho lá, giảm độ xenluozơ hóa để giữ lại hương trà nhiều hơn cho sản phẩm cuối cùng. Những búp chè được thu hoạch vào sáng sớm để có thể giữ lại hương vị, dương chất tốt nhất.
Sau khi đã có xưởng sản xuất và nguồn nguyên liệu tốt rồi, anh mang sản phẩm mới của mình gửi tại một cửa hàng tại Hà Nội tọa lạc tại 96 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Cửa hàng này đã bán trà Thái Nguyên trên 5 năm số lượng khách cũng đã có sẵn rồi. Thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn, anh phải trực tiếp bán hàng để có điều kiện gặp gỡ tiếp xúc từng khách với hàng, giới thiệu sản phẩm của mình. Hơn nữa, tại sao anh không chọn đưa ngay các sản phẩm vào kênh siêu thị? Vì anh thấy việc mở cửa hàng riêng về sản phẩm trà có lợi thế hơn nhiều so với đưa sản phẩm vào siêu thị là họ có hàng trăm sản phẩm, không bán thứ này thì bán thứ kia nên ít phải lo là trà có bán được nhiều hay không. Chính vì cái gì cũng có nên cuối cùng cái gì cũng không chuyên nên muốn tìm mua trà chất lượng tốt ở nơi đây thật khó. Lắm lúc người làm trà cũng muốn đưa trà tốt lắm nhưng người bán lại chỉ muốn một mức giá trần nhất định thì thật là khó lắm! Tại cửa hàng trà Thái Nguyên anh đặt sản phẩm tại Hà Nội thì lại có đủ các sản phẩm giá từ bình dân đến cao cấp. Hai dòng sản phẩm chính là trà một tôm hai lá và trà nõn có giá 600.000₫ và 1.300.000₫/1kg là sản phẩm được người dân Hà Nội và các tỉnh trong cả nước rất ưa chuộng mua về làm quà biếu.
Hai sản phẩm trên có gì đặc biệt? Đó là từ phương pháp hái thủ công là những búp trà non nhất (nõn) và hai lá kế tiếp (một tôm hai lá). Các lá non bao giờ cũng có “chất” nhiều hơn lá già, “chất” hay “vị ngon” hay umami theo cách gọi của người Nhật, là vị quan trọng nhất và phải có của trà xanh ngon. Bên cạnh hương cốm, vị đắng chát, hay ngậy béo thì cái “chất” là yếu tố chính của trà cao cấp. Cho đến việc sao trà cũng rất đặc biệt, được làm thủ công bởi đôi bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân kinh nghiệm làm trà, họ bốc từng nắm trà lên để vò giữa hai bàn tay theo hình vòng tròn cho các lá trà cuộn chặt hơn rồi đưa vào sao ở nhiệt độ 80% C. Cuối cùng anh đã cho ra 1 sản phẩm Trà Thái Nguyên hoàn hảo để làm quà biếu tặng.
Nhiều lúc anh không đủ sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khi liên tục gọi điện đặt hàng hoặc đến cửa hàng 96 Nhân Hòa theo số điện thoại: 0987399904 và chỉ cung cấp ra thị trường 1 tạ/1 ngày vì anh không đủ nguyên liệu làm ra sản phẩm.
Mua trà Thái Nguyên tại Hà Nội hay qua mạng không khó để kiếm được trà ngon. Quan trọng là bạn cần bớt chút thời gian để xem tìm hiểu thật kỹ, những người làm trà và bán trà thật sự không khó để nhận biết.

Trà Tân Cương Thái Nguyên

Trà Tân Cương Thái Nguyên
‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t