Saturday, March 25, 2023
Home Wiki Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên và không nên làm gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên và không nên làm gì?

0
37

Có thể bạn quan tâm:

  1. Cách sơ cứu Trẻ bị hóc dị vật đúng cách
  2. Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?
  3. Sữa chua Probi cho bé uống khi nào là tốt nhất?
  4. Bà bầu ăn sữa chua Vinamilk được không?
  5. Bài thuốc Vị Thống Tán giá bao nhiêu? có những vị thuốc gì?
  6. Bị đau dạ dày nên ăn gì? uống gì? chế độ ăn của người bị đau dạ dày

Không chỉ người lớn thường xuyên có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống không ổn định, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao, đặc biệt có đến 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng có nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Vậy khi thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên làm gì để trẻ có thể ổn định lại hệ tiêu hóa cũng như có được chế độ ăn uống phù hợp hơn?

Nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa

Có nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa, hầu hết là vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh vẫn chưa được hoàn thiện, các chức năng hoạt động chưa tốt khiến việc hấp thu sữa mẹ, sữa công thức hay các món ăn dặm đơn giản cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, những nguyên nhân sau đây cũng khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa:

  • + Nhiễm khuẩn từ các loại thực phẩm không được chế biến sạch sẽ, các loại dụng cụ, đồ chơi nhiễm khuẩn hoặc tay của trẻ tiếp xúc với bề mặt có vi khuẩn và đưa vào miệng.
  • + Chế độ dinh dưỡng hằng ngày chưa hợp lý, hệ thống men tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến việc hấp thu một số loại thực phẩm trở nên khó khăn.
  • + Do được cho dùng kháng sinh, khiến thuốc kháng sinh tiêu diệt hết mọi vi khuẩn có lợi hoặc có hại trong cơ thể, làm mất cân bằng hệ tiêu hóa đường ruột gây ra chứng rối loạn tiêu hóa.
  • + Sức đề kháng của trẻ còn đang yếu, khiến các tác nhân gây bệnh như các loại vi khuẩn, vi trùng, nấm… có cơ hội phát triển.
  • + Do nguy cơ biến chứng từ các chứng bệnh khác như viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm… từ trước đó khiến trẻ chán ăn, biếng ăn.

Tùy mức độ rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà ta có thể nhận thấy những biểu hiện khác nhau. Thông thường sẽ có 3 biểu hiện chính đầu tiên:

  • – Đau bụng, đầy hơi, khó chịu, ợ hơi, khi áp sát sẽ nghe thấy tiếng bụng kêu.
  • – Nôn, ói hoặc trớ ở trẻ sơ sinh.
  • – Tiêu chảy, đi nhiều lần kèm theo đau bụng.

Sau khi đau bụng và tiêu chảy kéo dài, trẻ nhỏ thường có nguy cơ mất nước khiến môi khô, da tái hơn, khóc không có nước mắt, tiểu ít đi..

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên và không nên làm gì?

Khi thấy trẻ có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa bất kì hoặc thường xuyên, mẹ cần có những biện pháp chăm sóc đúng cách nhằm giúp trẻ ổn định lại chế độ ăn uống, hệ thống đường ruột và hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn. Những lưu ý sau đây mẹ cần áp dụng ngay cho bé:

– Chế độ ăn uống: Kiểm soát chế độ ăn uống, các loại thực phẩm trẻ ăn hằng ngày. Chỉ chọn những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, không cho ăn những món ăn lạ, có vị mặn, cay, chua hoặc ngọt quá. Những món ăn chế biến hằng ngày nên áp dụng công thức 1:1 của chất đạm và chất xơ, không chế biến quá nhiều dầu mỡ. Chế độ ăn uống cũng cần đúng giờ giấc, ăn nhiều bữa 1 ngày và hạn chế cho bé ăn các món ăn vặt. Đừng nên ép trẻ ăn quá nhiều, dạ dày của trẻ thường rất nhỏ và việc thúc ép ăn quá nhiều thức ăn cho một bữa sẽ khiến trẻ ngán và hình thành nên chứng biếng ăn.

– Giữ gìn vệ sinh chung: Giữ gìn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn, tươi mới và phù hợp với trẻ, không có các đặc tính gây dị ứng… Khử trùng các loại dụng cụ, đồ chơi xung quanh. Không cho trẻ đưa vào miệng sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể trẻ nhỏ, rửa tay trước khi ăn bằng các loại xà phòng diệt khuẩn.

– Những thực phẩm nên kiêng: Không cho trẻ ăn các thực phẩm đồ hộp, đồ ăn nhanh, đóng gói như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, hamburger, gà rán… Những thức ăn vặt như snack, kẹo ngọt, nhiều đường sẽ khiến trẻ dễ tiêu chảy. Một số loại chất xơ như đậu, bắp… cũng không nên cho trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa ăn. Trẻ rối loạn tiêu hóa và táo bón không nên ăn những thức ăn giàu tinh bột như lúa mì, khoai, bắp, bột mì… và những thức ăn nhiều mỡ, chất béo sẽ càng khiến tình trạng táo bón nặng hơn.

Thường xuyên nhắc nhở trẻ khi ăn những món ăn không phù hơp sức khỏe. Khi thấy trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa có thể sử dụng những thực phẩm chức năng men tiêu hóa an toàn, nhưng chỉ dành cho trẻ từ 5 tuổi trở lên. Khi trẻ rối loạn tiêu hóa lúc còn quá nhỏ, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, cũng như đưa trẻ đến khám bác sĩ khi không có dấu hiệu thuyên giảm.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống sữa gì?

Khi uống sữa, một số trẻ mắc các triệu chứng khó tiêu, nôn trớ, đôi khi còn tiêu chảy. Đây là dấu hiệu của việc bất dung nạp đường lactose trong sữa. Những ngày này, chị Mai Anh (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cứ ra vào thấp thỏm không yên. Lý do bởi bé Na – con gái gần 3 tuổi của chị thường quấy khóc, nôn trớ, đôi khi còn bị tiêu chảy mỗi khi uống sữa. Nhìn con chán ăn, khóc ngặt khi đến cữ sữa mà chị như ngồi trên đống lửa.

rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa, bệnh tiêu hóa, chăm sóc trẻ, bệnh trẻ em, trẻ sơ sinh

Sau khi nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, chị biết là con gái mắc chứng rối loạn tiêu hóa do không dung nạp đường lactose có trong sữa bò. Đây là hiện tượng làm giảm khả năng tiêu hóa đường trong sữa, thường gặp ở người châu Á.

Nguyên nhân của tình trạng này do ruột non không tiết đủ men lactase. Đây là loại men đặc biệt tồn tại trong màng ruột, có tác dụng tách đường lactose thành đường glucose và galactose để cơ thể trẻ dễ dàng hấp thu. Chính vì thế, nếu thiếu men lactase, đường lactose không được phân tách sẽ tích tụ lại ở ruột, hút nước, gây nên chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Theo thông tin từ MadicalNewsToday, có hai dạng thiếu lactase là bẩm sinh và phát sinh. Ở nhóm trẻ bị thiếu men lactase bẩm sinh, đây là một dạng khiếm khuyết di truyền. Vì thế, trẻ từ khi lọt lòng đã có hiện tượng dị ứng với cả sữa mẹ và chỉ dùng được các chế phẩm khác để thay thế. Với trẻ bị thiếu men lactase phát sinh, hiện tượng này thường xuất hiện khi trẻ cai sữa mẹ và tiêu thụ các sản phẩm sữa khác.

Trẻ bị không dung nạp lactose sẽ có biểu hiện nôn, đầy hơi, chán ăn, quấy khóc, tiêu chảy liên tục, tiêu chảy có bọt… Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, gây mất đà tăng trưởng do không hấp thu được sữa và rối loạn tiêu hóa kéo dài. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng nặng, dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và thể chất so với bạn bè đồng trang lứa.

Để tránh các nguy cơ trên, cha mẹ cần chọn cho trẻ các loại sản phẩm sữa phù hợp, và sữa A2 chính là một gợi ý an toàn. Cũng theo báo cáo từ MadicalNewsToday, sữa A2 là sản phẩm đặc biệt đã được chuyên gia của các quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ chế biến sữa như Newzealand, Australia nghiên cứu và chứng minh là tốt cho tiêu hóa, đặc biệt đối với người bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp lactose trong sữa.

Nếu như trước đây, sữa A2 chỉ được mua từ nước ngoài qua nguồn “xách tay”, thì hiện nay người dùng có thể tiếp cận và dùng sữa một cách dễ dàng, tiết kiệm vì sản phẩm đã được sản xuất tại Việt Nam.

Được tạo ra bởi Tập đoàn TH – doanh nghiệp tiên phong trong việc tách đàn, nhân giống đàn bò sữa theo phương pháp chọn lọc tự nhiên, sản phẩm sữa A2 của TH true milk có nguồn gốc từ những cá thể bò mang gen thuần chủng A2A2 và rất tốt cho tiêu hóa.

Đảm bảo chất lượng từ đầu vào, với quy trình khép kín trong tất cả khâu bao gồm cả khâu bảo quản, sữa tươi A2 đảm bảo giữ được những dưỡng chất quan trọng nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, chỉ duy nhất ở trang trại của Tập đoàn TH, bò được chăm sóc đặc biệt với hệ thống theo dõi sức khỏe bằng con chip thông minh, đảm bảo sữa thu được có chất lượng tốt nhất.

‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: Wiki