Tuesday, December 5, 2023
No menu items!
Home Wiki Tư thế cho con bú như thế nào là chuẩn nhất?

Tư thế cho con bú như thế nào là chuẩn nhất?

0
112

Có thể bạn quan tâm:

  1. Cách nấu cháo trai cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi ăn dặm
  2. Trình tự các thủ tục cần làm khi sinh nở ở bệnh viện
  3. 7 Bí quyết giúp con khoẻ đẹp ngay từ trong bụng mẹ
  4. Infographic về sự thay đổi cơ thể phụ nữ khi mang thai
  5. Các loại thực phẩm tốt cho các mẹ mới sinh mổ

Chia sẻ phương pháp cho con bú sữa mẹ đúng cách:Đối với nhiều bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ có con lần đầu tiên đã gặp không ít khó khăn khi cho trẻ bú. Nhiều vấn đề nảy sinh như: nên cho bé bú khi nào, cách bế bé ra sao, làm thế nào để mẹ và bé thoải mái nhất trong suốt bữa ăn của bé yêu?…

cho con bú, sữa mẹ, chăm sóc béCho con bú, sữa mẹ, chăm sóc béĐể giúp các bà mẹ hiểu rõ hơn về việc cho con bú như thế nào là đúng cách, tạo sự tự tin và vững vàng hơn trong việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, chuyên đề hôm nay sẽ bàn sâu về vấn đề này. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới:

  • + Cho bé bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh để tận dụng sữa non, kích thích sữa non xuống sớm, và giúp co hồi tử cung cho mẹ.
  • + Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bú mẹ hoàn toàn là chỉ bú mẹ mà thôi, ngay cả nước cũng không cho bé uống.
  • + Bắt đầu cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 và tiếp tục cho bú sữa mẹ đến 24 tháng.
  • + Cho bú theo nhu cầu của bé, tức là không hạn chế thời gian và độ dài của mỗi bữa bú.
  • + Nếu bé ốm không bú được thì vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa hoặc cốc.

Những điều cần lưu ý khi cho bé bú sữa mẹ

Cho bé bú ngay sau sinh, nhiều bà mẹ nghĩ rằng mới sinh thì chưa có sữa. Thực sự sữa non đã có từ những tháng cuối thai kỳ. Trẻ cần bú sữa non đó, không nên vắt bỏ sữa non. Sữa non màu hơi vàng đục, có rất nhiều kháng thể nhờ vậy giúp trẻ chống lại bệnh tật.

  • + Cho bé bú theo nhu cầu. Thời gian cho con bú tùy theo bé, cho bé bú đến khi nào no, tự rời vú mẹ sau khi bú xong một bên, nếu bé chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.
  • + Khi bé bị bệnh, ngay cả khi bé bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ. Trong trường hợp trẻ đẻ non, yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ ốm nặng, mắc một số bệnh không cho con bú được cần phải vắt sữa vào cốc và cho trẻ ăn bằng thìa.
  • + Nên cho trẻ bú kéo dài 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng. Từ khi bắt đầu có loài người, nguồn thực phẩm duy nhất cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Dần dần khoa học ngày càng phát triển, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội, có nhiều sản phẩm dinh dưỡng khác nhau ra đời.

Việc nuôi con bằng các loại sữa khác nhau cũng được sử dụng với nhiều mục đích tiện ích. Tuy nhiên, các nhà nhà khoa học đã chứng minh sữa mẹ có những lợi ích thiết thực mà các loại sữa nhân tạo khác không thể nào sánh bằng. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ thể hiện nhiều khía cạnh:

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả cao. Trẻ bú mẹ sẽ mau lớn. Sữa mẹ không có các thành phần protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ. Trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Trẻ bú mẹ ít bị các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và các bệnh khác hơn trẻ nuôi nhân tạo. Đặc biệt sữa non có tác dụng xổ nhẹ giúp tống phân xu, hạn chế hiện tượng vàng da. Sữa mẹ giàu chất béo, đặc biệt là các chất béo DHA và ARA. Đây là các chất béo tham gia cấu trúc não bộ. Điều này có thể giải thích tại sao trẻ bú mẹ thường thông minh hơn trẻ nuôi bằng sữa hộp từ 3-5 điểm IQ.

Có nhiều người tin rằng cho con bú sẽ làm vòng một của mẹ bị chảy xệ. Vì thế nhiều mẹ bầu sau khi sinh đã quyết định cho con bú bình ngay. Tuy quyết định này mang tính cá nhân nhưng không ai có thể phủ nhận những lợi ích của việc cho con bú đối với cả mẹ và bé. Nếu mẹ đang cân nhắc về vấn đề này, dưới đây là một số lý do có thể thuyết phục mẹ gia nhập hội những người nuôi con bằng sữa mẹ đấy.

  • + Giảm nguy cơ ung thư vú: Theo các nghiên cứu y khoa, mẹ cho con bú có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 4%. Con số này không lớn nhưng rõ ràng việc cố gắng giảm nguy cơ ung thư vú bằng bất kỳ phương pháp nào chắc chắn là một quyết định đúng đắn.
  • + Sữa mẹ rất bổ dưỡng cho bé: Sữa mẹ được tạo ra đặc biệt dành cho cơ thể tí hon của trẻ sơ sinh. Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, mẹ sản xuất ra sữa non, đó là nguồn dinh dưỡng cao hơn hẳn sữa mẹ trong những ngày sau đó. Sữa non cực kỳ tốt cho gan, ruột và hệ thống miễn dịch của bé. Có thể nói sữa non là nguồn dinh dưỡng giúp bé chuẩn bị “đối phó” với thế giới bên ngoài bệnh viện.
  • + Có ích cho quá trình phục hồi sau sinh của mẹ: Sau khi sinh, các cơ quan sinh dục có thể hơi “lộn xộn” một chút, nhưng cho con bú có thể giúp cân bằng mọi thứ trở lại bình thường. Cho bé bú ngay sau sinh kích thích tử cung của người mẹ sớm trở về trạng thái cũ. Vì vậy, cho con bú càng sớm thì các hormone được điều chỉnh về trạng thái cân bằng càng nhanh, các mẹ sẽ chảy máu ít hơn và tử cung trở lại bình thường nhanh hơn.
  • + Bé bú giúp sản xuất nhiều sữa hơn: Đừng lo lắng về việc không có sữa! Miễn là bé của bạn vẫn bú, ngực sẽ tiếp tục sản xuất nhiều sữa hơn. Tổ chức Y tế thế giới khuyến khích trẻ sơ sinh bú sữa mẹ liên tục trong sáu tháng, nhưng nhiều bà mẹ ngày nay muốn cho con bú lâu hơn. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng, cơ thể của mẹ sẽ tự điều tiết để giữ sữa cho đến lúc mẹ muốn cai sữa bé.
  • + Giúp bé phát triển hệ thống miễn dịch: Em bé mới sinh ra thực sự không có hệ thống miễn dịch. Các kháng thể trong sữa mẹ giúp trẻ sơ sinh hình thành hệ thống phòng thủ tự nhiên trong cơ thể nhanh hơn. Đặc biệt là giai đoạn sáu tháng đầu, nếu được uống sữa mẹ hoàn toàn, bé sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng dạ dày. Vì tất cả các kháng thể tuyệt vời trong sữa mẹ giúp bé chống chọi lại với môi trường xung quanh nên bé sẽ ít bệnh vặt hơn.
  • + Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở mẹ: Hơn 50% phụ nữ có nguy cơ hình thành và phát triển ung thư buồng trứng. Với các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, ung thư buồng trứng khó tầm soát và được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”. May mắn thay cho các bà mẹ là việc cho con bú sẽ giảm nguy cơ ung thư buồng trứng đến 27%.
  • + Xây dựng kết nối tuyệt vời giữa mẹ và bé: Sau khi sinh con, không ít mẹ cảm giác tách biệt với trẻ một cách sâu xa và không thể giải thích được. Đôi khi thật khó khăn để xây dựng kết nối với nhóc con sơ sinh. Nếu mẹ lo sợ mẹ không gần gũi với bé thì cho con bú là giải pháp tốt nhất. Đối với một số bà mẹ, cho con bú đồng nghĩa với việc xây dựng mối dây liên kết sâu sắc hơn và có thời gian chơi đùa nhiều hơn với nhóc con của mình.
  • + Tạo ra các hormone hạnh phúc: Hormone có ảnh hưởng to lớn đến tâm trạng của các mẹ. Và bạn có biết rằng các hormone sản sinh ra trong quá trình cho con bú giúp mẹ thấy vui tươi hơn?
  • + Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Cho con bú có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở cả mẹ và trẻ sơ sinh. Có một thống kê với tỷ lệ khá cao trên mỗi trẻ sơ sinh được bú mẹ, nguy cơ bị tiểu đường khi trở thành người lớn giảm đi đáng kể. Thật vậy, trẻ sơ sinh bú mẹ ít có khả năng nhiễm bệnh tiểu đường trong suốt cuộc đời chúng.
  • + Bú mẹ giúp trẻ ổn định trọng lượng lâu dài: Cho bé bú giúp nhóc con của mẹ có khả năng duy trì thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời. Làm sao mà việc này có thể xảy ra được nhỉ? Theo nghiên cứu, em bé được bú sữa mẹ thường tăng cân ở một tỷ lệ ổn định hơn và chậm hơn, điều này rất tốt để duy trì cảm giác no sau này. Khi được nuôi dưỡng bằng vú mẹ, trẻ có thể chủ động quyết định khi nào chúng đói, cho phép chúng tìm hiểu và phát hiện khi nào thì no. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh béo phì khi trẻ lớn hơn.
  • + Mẹ có thể vắt sữa vào bình để cho bé bú: Ngay sau khi sinh, mẹ có thể lại rơi vào vòng quay bận rộn. Thật may là mẹ không cần phải có mặt liên tục để cho bé bú. Mẹ có thể vắt sữa vào một cái bình và cho bé uống dần. Trong khi mẹ làm việc thì người giữ trẻ có thể cho bé bú sữa từ bình. Mẹ sẽ không phải từ bỏ cuộc sống năng động của mình ngay cả khi mẹ chọn cho con bú sữa mẹ.
  • + Cho con bú có thể giúp mẹ giảm cân: Tất cả các bà mẹ đều biết những khó khăn của việc giảm cân sau sinh và cho con bú là một cách đơn giản để giúp mẹ làm điều này. Dĩ nhiên, mẹ cũng cần một chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý để giảm cân như mong muốn.

Hướng dẫn tư thế cho bé bú mẹ đúng cách

Để có tư thế cho con bú đúng, các mẹ nên ngồi ở tư thế thư giản thoải mái, sau đó bế bé bằng 2 tay sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ, và đầu với thân phải thẳng hàng. Khi cho ngậm ti, mẹ nên áp sát bé vào người, bụng bé sát bụng mẹ và cằm bé phải chạm vào vú mẹ. Miệng bé cần há to và ngậm hết cả vùng quầng ngực, để sữa có thể ra dễ dàng hơn.

Một lời khuyên dành cho các mẹ, đó là nên cho bé bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển qua bầu còn lại, việc này vừa giúp bé có thể bú được sữa cuối (lượng sữa giàu dinh dưỡng nhất) vừa kích thích giúp vú sản sinh ra lượng sữa mới.

Nguyên tắc đơn giản nhất khi cho con bú mà các mẹ cần nhớ là giữ đầu và lưng của bé thẳng hàng, mặt của bé hướng thuận vào bầu vú; như thế sẽ tạo ra tư thế bú đúng và con sẽ bú dễ dàng, thoải mái nhất. Mẹ có thể tham khảo một vài tư thế cho con bú dưới đây.

Nếu bạn tìm thấy một tư thế cho con bú tốt nhất thì hãy gắn bó với nó. Tuy nhiên theo thời gian khi bé lớn hơn, bạn có thể muốn thay đổi sang tư thế khác. Nếu bạn bị viêm vú hay tắc tia sữa, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một tư thế cho con bú hợp lý. Thông thường có 3 tư thế cho bú: ôm phía trước ngực, cặp dưới nách và tư thế nằm:

  • + Ngồi ôm bé trước ngực Đây là tư thế thường gặp nhất và cũng là một tư thế giúp xây dựng tình cảm mẹ con thông qua liên lạc trực tiếp bằng ánh mắt.
  • + Cặp dưới nách: Nếu bạn sinh đôi thì tư thế rất phù hợp nếu bạn cho hai bé bú cùng một lúc.
  • + Tư thế nằm: Phù hợp cho các bà mẹ sinh mổ tuy nhiên với trẻ sơ sinh các chuyên gia y tế không khuyến khích nằm cho bé bú vì có thể dẫn đến tình trạng sặc sữa.

Cách cho bé bú mẹ đúng cách nhất

Dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch đầu vú. Ôm bé vào lòng, ngực bé áp vào ngực mẹ, bụng bé áp vào bụng mẹ, mũi bé ngang với núm vú. Nhẹ nhàng đưa đầu vú chạm mũi hoặc môi bé để kích thích bé há to miệng.

Khi miệng bé há to, ôm bé vào ngực mẹ, tay mẹ vòng phía dưới người bé đỡ lưng và vai. Nên cho bé ngậm cả quầng vú mẹ. Khi bé bú tốt, bé sẽ mút sâu và đều đặn.

Khi cách cho bé bú không đúng sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bị đau nhức đầu vú. Khi đó, hãy ngưng cho bé bú một lúc rồi cho bé bú lại.

Khi bạn cảm thấy đau nhức đầu vú có thể do bé ngậm không đúng cách. Hãy dừng việc cho bú lại, tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia về cách thức cho bé bú.

Khi cho bé ngưng bú, tránh kéo bé ra khỏi vú mà hãy chèn ngón tay út vào khóe miệng bé giữa hai hàng nướu và nhẹ nhàng tách miệng bé khỏi đầu vú. Sau khi cho bú, cần dỗ cho bé ợ hơi. Đỡ bé ngồi dậy hoặc bế bé lên vai và vỗ nhẹ hoặc vuốt lưng bé.

Một vài lưu ý dành cho các mẹ

Các mẹ nên hiểu rằng, việc cho con bú và hình ảnh người mẹ nâng niu áp má vào con chính là thiên chức thiêng liêng của bất cứ người phụ nữ nào, đồng thời nó cũng là sợi dây kết nối tình cảm của mẹ và bé, thế nên bạn cần trang bị cho mình một kiến thức làm mẹ vững vàng nhất như cần giữ một tinh thần thật thoải mái, tư thế cho bé bú phải đúng cách, đảm bảo nguồn sữa dồi dào sạch sẽ cho con, ngừng cho bé bú nếu phát hiện có biến chứng bất lợi về nguồn sữa cung cấp cho con,…

+ Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc e dè khi cho con bú nơi công cộng thì hãy choàng một chiếc khăn mỏng qua vai, vừa để ủ bé cho ấm vừa để che ngực bạn.

+ Nên cho bé bú đều cả hai bên vú (lần lượt từ bầu vú này xong rồi đến bầu vú kia). Nếu bé bú ít hoặc quá nhanh thì bạn có thể vắt hết sữa, trữ trong tủ lạnh dành cho bé bú sau bằng bình hoặc đút muỗng.

+ Tuyệt đối không cho bé bú trong tư thế nằm khi bạn ngủ quên, vì có thể xảy ra trường hợp bé bị vú mẹ chèn ngộp thở dẫn đến tử vong.

Tham khảo các chủ đề có lượt quan tâm nhiều nhất hiện nay : đặt tên con trai 2021 / Đặt tên con gái 2021/ Lễ Cúng thôi nôi / văn khấn mùng 1
Chủ đề ẩm thực : Cách pha nước chấm / Cách pha nước mắm chua ngọt / Cách nấu Cháo ghẹ / Cách nấu cháo ếch / Cách làm mắm tép

‘;return t.replace(“ID”,e)+a}function lazyLoadYoutubeIframe(){var e=document.createElement(“iframe”),t=”ID?autoplay=1″;t+=0===this.dataset.query.length?”:’&’+this.dataset.query;e.setAttribute(“src”,t.replace(“ID”,this.dataset.src)),e.setAttribute(“frameborder”,”0″),e.setAttribute(“allowfullscreen”,”1″),e.setAttribute(“allow”, “accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”),this.parentNode.replaceChild(e,this)}document.addEventListener(“DOMContentLoaded”,function(){var e,t,a=document.getElementsByClassName(“rll-youtube-player”);for(t=0;t

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục: Wiki